Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị diễn biến nặng nếu mắc Covid-19 bởi trong quá trình mang thai, phụ nữ cũng có tình trạng suy giảm miễn dịch nhất định. Đây chính là yếu tố nguy cơ, bởi khi có thai do phải nuôi 1 đứa trẻ trong bụng nên tử cung của thai phụ sẽ to hơn, đẩy cơ hoành lên cao, đẩy dung tích phổi giảm xuống cản trở hô hấp vì thế nhu cầu oxy của phụ nữ mang thai cao hơn người bình thường. Do đó phụ nữ mang thai cần tiêm vaccine phòng Covid-19.
Phụ nữ mang thai tiêm vaccine Covid-19 vào thời điểm nào?
Thông tin Bộ Y tế chính thức cho phép tiêm vaccine phòng Covid-19 cho phụ nữ mang thai từ tuần 13 thai kỳ đang là tin vui của rất nhiều mẹ bầu. Đây là cơ hội tốt cho mẹ và bé được bảo vệ trước sự diễn tiến nguy hiểm của đại dịch.
Vaccine Covid-19 có an toàn cho phụ nữ đang mang thai không?
– Theo các chuyên gia thì cho đến nay, trong đa số trường hợp, những vaccine chỉ mang tính kháng nguyên, không phải vaccine sống giảm độc lực được cho phép tiêm ở phụ nữ mang thai. Đối với vaccine sống giảm độc lực ngay cả khi chích và phát hiện có thai, các chuyên gia vẫn khuyến cáo không nên có bất cứ can thiệp nào đến thai nhi, mà chỉ tiếp tục theo dõi.
– Việc tiêm vaccine không ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi, nên phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú mẹ hoàn toàn có thể yên tâm tiêm vaccine Covid-19. Thậm chí, việc tiêm vaccine cho thai phụ không chỉ tạo được miễn dịch cho chính bản thân người mẹ, mà còn có khả năng tạo được miễn dịch cho thai nhi vì kháng thể được truyền qua nhau thai. Vì vậy tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
Một số lưu ý cho phụ nữ mang thai khi tiêm vaccine Covid-19
Thăm khám bác sĩ sản khoa trước khi tiêm vaccine Covid-19
Bác sĩ sản khoa sẽ đánh giá sức khỏe thai kỳ như kiểm tra tuổi thai, tình trạng thai, đánh giá nguy cơ và lợi ích tiêm vaccine phòng Covid-19 ở phụ nữ mang thai.
Loại vaccine được chỉ định
AstraZeneca, Pfizer, Moderna. Chống chỉ định với vaccine Sputnik.
Lịch tiêm
Tiêm vaccine phòng Covid-19 từ 13 tuần thai, nên hoàn tất mũi hai của vaccine trước 36 tuần 6 ngày. Nếu không kịp hoàn tất lịch tiêm, mũi hai sẽ được tiêm trong thời kỳ hậu sản.
– AstraZeneca: Hai mũi cách nhau tối thiểu 4 tuần, tốt nhất là 8-12 tuần.
– Moderna: Hai mũi cách nhau tối thiểu 4 tuần.
– Pfizer: Hai mũi cách nhau tối thiểu 3 tuần.
Theo dõi sau tiêm
– Phụ nữ mang thai sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 cần tiếp tục theo dõi chăm sóc thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.
– Tiêm vaccine phòng Covid-19 có thể gây ra một số hiện tượng bất thường về sức khỏe như các biểu hiện tại chỗ tiêm hoặc toàn thân, bao gồm phản ứng thông thường sau tiêm chủng và tai biến nặng sau tiêm chủng. Phụ nữ mang thai cần theo dõi những biến cố bất lợi sau tiêm chủng tương tự như những người được tiêm chủng khác.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO PHỤ NỮ MÃN KINH
ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH: GIẢI PHÁP HIỆN ĐẠI VÀ TOÀN DIỆN
TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH NHẬN BIẾT LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH
LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ SAU MÃN KINH
LOÃNG XƯƠNG Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI: THỰC TRẠNG ĐÁNG LO NGẠI
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO NGƯỜI BỊ LOÃNG XƯƠNG