Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan và người đang mang thai là đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh do hệ miễn dịch yếu. Đau mắt đỏ khi mang thai có nguy hiểm không là mối quan tâm của hầu hết chị em phụ nữ hiện nay.
Dấu hiệu mẹ bầu bị đau mắt đỏ
Tương tự như những đối tượng khác, các dấu hiệu đau mắt đỏ ở bà bầu bao gồm:
– Đỏ hoặc/và ngứa ở một hoặc cả hai mắt.
– Cảm giác cộm ở một hoặc cả hai mắt.
– Chảy dịch ở một hoặc cả hai mắt. Dịch này có thể tạo thành lớp vảy và khiến người bệnh khó mở mắt vào buổi sáng.
– Chảy nước mắt.
– Nhạy cảm với ánh sáng, được gọi là chứng sợ ánh sáng.
Đau mắt đỏ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bệnh đau mắt đỏ nếu không được điều trị sớm và đúng cách, có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng quan sát như viêm giác mạc, sẹo giác mạc và giảm thị lực, …
Đau mắt đỏ khi mang thai là một tình trạng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ bầu. Bệnh có thể khiến cho mẹ bầu mệt mỏi và nhạy cảm hơn bình thường. Tuy nhiên, đau mắt đỏ không phải là căn bệnh nguy hiểm đối với thai phụ và em bé trong bụng.
Bệnh nhân lúc này nên tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhằm giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh càng sớm càng tốt.
Những việc mẹ bầu cần lưu ý khi bị đau mắt đỏ
– Không dụi mắt vì có thể ảnh hưởng đến giác mạc, làm nặng hơn tình trạng đau mắt.
– Bạn có thể mang kính để giảm thiểu bụi, tác nhân bay vào mắt. Điều này giúp quá trình hồi phục được tốt hơn.
– Sử dụng khăn cá nhân để lau mặt để không lây bệnh cho người khác.
– Uống nhiều nước nếu mắt bị khô.
– Nghỉ ngơi hợp lý, điều độ cũng giúp mắt nhanh khỏi.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
“Thúc đẩy hợp tác và đầu tư giữa doanh nghiệp TPHCM và thị trường Hoa Kỳ”
BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM MÀNG NÃO DO VIRUS
VIÊM MÀNG NÃO DO VIRUS: NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU
VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA DINH DƯỠNG TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ