Nếu chỉ với những triệu chứng lâm sàng thì rất khó để nhận biết hồng cầu đang giảm. Để chẩn đoán chính xác tình trạng này, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm máu, kiểm tra chỉ số RBC để biết rõ lượng hồng cầu trong máu đang là bao nhiêu. Sau khi đã có kết quả, tùy vào từng trường hợp, mức độ giảm hồng cầu, nguyên nhân gây bệnh, … bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Chẩn đoán giảm hồng cầu
Việc chẩn đoán giảm hồng cầu không khó, người bệnh chỉ cần thực hiện xét nghiệm máu là có thể phát hiện ra, nhưng tìm được nguyên nhân gây giảm hồng cầu lại là vấn đề không hề dễ dàng. Để làm được điều đó, các bác sĩ sẽ cần khai thác kỹ lưỡng về triệu chứng, chế độ ăn uống, sinh hoạt, các bệnh lý kèm theo, … của người bệnh. Từng trường hợp cụ thể có thể được chỉ định thêm các xét nghiệm khác để xác định bệnh.
Một số phương pháp thường được áp dụng để cải thiện chỉ số hồng cầu
– Truyền máu: Được áp dụng với những trường hợp thiếu máu nghiêm trọng.
– Bổ sung dinh dưỡng tạo hồng cầu: Ngoài các nhóm dinh dưỡng cơ bản cần thiết cho hoạt động sống, người bệnh hồng cầu thấp nên bổ sung thêm các nhóm chất sau:
+ Chất sắt: thịt gia cầm, đậu Hà Lan, rau có màu xanh, cá, …
+ Chất đồng: gia cầm, các loại hạt, động vật có vỏ.
+ Vitamin B12: trứng, ngũ cốc nguyên hạt, cá, sản phẩm từ sữa, …
– Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
– Dùng thuốc điều trị: Nếu người bệnh bị giảm hồng cầu do các loại bệnh lý thì cần dùng thuốc điều trị bệnh để bệnh khỏi dứt điểm. Chẳng hạn như dùng thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng, các loại thuốc tẩy giun, …
– Dùng thuốc thúc đẩy quá trình tạo máu ở tủy xương.
– Thay đổi lối sống lành mạnh: Lối sống lành mạnh giúp cơ thể sản xuất hồng cầu đều đặn hơn, cũng giúp ổn định nồng độ hồng cầu trong máu, đảm bảo não bộ và các tế bào khác của cơ thể nhận đủ oxy hoạt động. Trong đó, cần hạn chế hút thuốc, tránh uống nhiều rượu bia và thức uống chứa caffein, hạn chế sử dụng aspirin. Ngoài ra, cơ thể nên được bổ sung đầy đủ Vitamin, uống nhiều nước từ 1,5 – 2 lít mỗi ngày.
– Tập thể dục hàng ngày: Hồng cầu thấp thường khiến cơ thể mệt mỏi, tuy nhiên người bệnh vẫn nên tập thể dục với những bài tập phù hợp với sức khỏe. Tập thể dục sẽ tốt cho quá trình chuyển hóa, thúc đẩy hoạt động tạo hồng cầu và từ đó cải thiện tình trạng bệnh.
Khi có những dấu hiệu của bệnh thiếu hồng cầu, bạn cần đến bác sĩ sớm để kiểm tra và chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định làm xét nghiệm và phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Xét nghiệm máu thường quy là xét nghiệm đơn giản và phổ biến nhất trong việc kiểm tra xem chỉ số hồng cầu có bình thường không.
Khoa Xét nghiệm của Phòng khám đa khoa Thuận Kiều có đầy đủ các lĩnh vực như: huyết học – truyền máu, sinh hóa – miễn dịch, vi sinh – sinh học phân tử và giải phẫu bệnh đạt tiêu chuẩn cao, trong đó có xét nghiệm thường quy và xét nghiệm chuyên sâu chẩn đoán bệnh lý ung thư và bệnh lý chuyển hóa.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH DẪN ĐẾN UNG THƯ PHỔI
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU UNG THƯ PHỔI GIÚP PHÁT HIỆN BỆNH TỪ SỚM
VIÊM PHỔI VÀ VIÊM PHẾ QUẢN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
TẦM SOÁT PHỔI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẦM SOÁT PHỔI ĐỊNH KỲ
CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN PHỔI