DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THOÁI HÓA KHỚP

Theo các chuyên gia, thoái hoá khớp là một bệnh phổ biến trong các bệnh về viêm xương khớp. Bệnh thường tấn công các phụ nữ trẻ sau thời kỳ mang thai, sinh nở, tạo ra các cơn đau, gây tổn hại đến cuộc sống gia đình. Người bệnh bị thoái hóa khớp thường không có thay đổi về toàn thân: không sốt, không gầy sút cân, không ảnh hưởng các cơ quan khác, … Biểu hiện của thoái hóa khớp ban đầu thường thầm lặng và thay đổi theo từng người bệnh, vị trí tổn thương, mức độ tổn thương và số khớp bị tổn thương. Cùng Phòng khám đa khoa Thuận Kiều nhận biết một số dấu hiệu thoái hoá khớp dưới đây:

Dấu hiệu thoái hóa khớp

– Sưng khớp: Vùng khớp vai bị thoái hóa sẽ có tình trạng nóng, sưng, … Khi người bệnh sờ nắn vào khớp sẽ cảm nhận được rất rõ ràng tình trạng sưng nóng này.

– Cứng khớp: Khớp vai cứng hơn bình thường. Người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động như, vòng tay qua phía sau. Đây là những biểu hiện rất đặc trưng của những bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai.

– Giảm vận động do đau, cứng khớp, hẹp khe khớp, tổn thương dây chằng và các thành phần khác của khớp, gây ảnh hưởng đến khả năng lao động, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Người bệnh có thể thấy khớp không co duỗi được hết tầm như trước. Khi đi lại vận động thấy đau nhiều nên ít vận động hơn.

– Lục cục khớp: Người bệnh có thể thấy tiếng khớp kêu lục cục khi đi lại. Tiếng lục cục có thể phát hiện trước cả khi người bệnh xuất hiện triệu chứng đau.

– Hạn chế, giảm biên động của khớp vai, khi cử động thấy có tiếng lạo xạo, lục cục trong khớp: Do bị cứng và đau khớp nên người bệnh gặp rất nhiều hạn chế khi vận động. Bệnh nhân rất khó khăn khi thực hiện một số động tác như xoay vai, với tay lên hay cúi người xuống, …

Ngăn chặn thoái hóa khớp như thế nào?

– Về ăn uống: Người bị bệnh thoái hóa khớp gối cần bổ sung một số acid béo hệ Omega-3 có nhiều trong các loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ, … các thực phẩm giàu vitamin như A,C,D,E có thể giúp phòng tránh được các bệnh về xương khớp và làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh này.

– Về luyện tập: Nên tập các bài tập liên quan đến vận động gân cơ không chịu lực như đạp xe đạp tại chỗ, thái cực quyền, đi bộ, … Trước khi tập nên khởi động kỹ để khi huyết được lưu thông, không nên tập quá sức và tránh những môn thể thao có khả năng gây tổn thương khớp gối. Tự xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày hai lần cũng có thể làm giảm đau.

Mỗi người nên chủ động thăm khám xương khớp định kỳ 6 tháng hoặc một năm. Việc kiểm tra thường xuyên giúp nữ giới phát hiện kịp thời các bất thường của khớp để có phương án phòng trị phù hợp.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline