Điều quan trọng là phải phát hiện sớm khi bệnh chưa có biến chứng hoặc biến chứng nhẹ. Tầm soát biến chứng cũng là yếu tố quan trọng giúp ích trong điều trị. Tuy nhiên, tăng áp động mạch phổi rất khó chẩn đoán sớm. Ngay cả khi bệnh nặng hơn, dấu hiệu và triệu chứng của nó cũng tương tự như của vấn đề tim và phổi khác. Bác sĩ có thể làm một hoặc nhiều xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác.
Khám lâm sàng:
Khai thác thông tin tiền sử bệnh lý và dựa trên những biểu hiện cơ năng của bệnh nhân: mệt mỏi, khó thở, đau ngực, …
Khám thực thể: phát hiện thấy có những dấu hiệu như:
– Mạch cảnh yếu.
– Tĩnh mạch cổ nổi.
– Nghe tim có T2 mạnh ở ổ van động mạch phổi và tiếng thổi tâm trương do van động mạch phổi bị hở, tiếng thổi tâm thu do máu đi ngược dòng vì hở van ba lá.
– Người bệnh bị phù, xanh tím ở ngoại vi, kèm gan to, cổ trướng ở giai đoạn cuối.
Chẩn đoán cận lâm sàng:
– Chụp X-quang phổi: Nếu bệnh nhân bị bệnh thì đường kính của nhánh dưới động mạch phổi là > 16mm.
– Siêu âm tim: Một phương pháp sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh chuyển động của trái tim đang đập, cho thấy lưu lượng máu qua tim và có thể kiểm tra áp lực trong động mạch phổi. Thăm dò này được thực hiện để giúp chẩn đoán bệnh và kiểm tra hoạt động hai tâm thất đang bơm máu tốt như thế nào.
– Xét nghiệm máu: Có thể hỗ trợ tìm ra nguyên nhân và biến chứng của tăng áp phổi.
– Chụp động mạch phổi: Khảo sát dòng máu chảy trong mạch máu phổi. Có thể phát hiện cục máu đông làm tắc và gây hẹp động mạch phổi.
– Chụp cộng hưởng từ (MRI): Thử nghiệm này không sử dụng X quang, đôi khi dùng để tạo hình ảnh của các mạch máu phổi. Tuy nhiên, MRI có thể không đo áp lực động mạch phổi.
– Thông tim phải: Là thăm dò bắt buộc để khẳng định chẩn đoán bệnh. Bác sĩ đặt một ống thông vào một tĩnh mạch lớn, thường là tĩnh mạch đùi hoặc đường động mạch quay ở cánh tay, sau đó luồn nó vào bên phải tim. Một màn hình ghi lại áp lực ở tim phải và trong động mạch phổi.
– Điện tim: bệnh nhân tăng áp động mạch phổi có hình ảnh điện tim là: P phế ở DII, DIII, aVF; R cao V1, sóng P≥2/3 sóng R, S sâu ở V6, mỏm tim quay sau; trục phải, nhĩ phải, thất phải phì đại.
– Đo chức năng thông khí phổi: thăm dò không xâm lấn này đo lượng không khí phổi có thể giữ và luồng không khí vào/ra khỏi phổi. Kỹ thuật thực hiện bằng cách thổi vào một dụng cụ được gọi là phế dung kế.
Nếu bạn đang có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh tăng áp phổi bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chẩn đoán và có biện pháp can thiệp kịp thời.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VÌ SAO PHỤ NỮ CẦN KIỂM TRA SỨC KHỎE NỘI TIẾT ĐỊNH KỲ?
NỘI TIẾT TỐ VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN: NHỮNG ĐIỀU PHỤ NỮ TUỔI 35+ CẦN QUAN TÂM
NỘI TIẾT TỐ THAY ĐỔI Ở TUỔI 30+: CHỊ EM CẦN LÀM GÌ ĐỂ THÍCH NGHI?
RỐI LOẠN TUYẾN GIÁP ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN NỘI TIẾT SINH SẢN?
PHỤ NỮ NÊN ĐI XÉT NGHIỆM NỘI TIẾT TỐ VÀO THỜI ĐIỂM NÀO?
5 CHỈ SỐ HORMONE QUAN TRỌNG NHẤT PHỤ NỮ CẦN BIẾT