TẦM SOÁT UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT BAO GỒM NHỮNG GÌ?

Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh ác tính ở nam giới và có tỷ lệ tử vong khá cao. Chính vì thế, sớm tầm soát sớm phát hiện bệnh để tăng hiệu quả điều trị cũng như kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Ung thư tiền liệt tuyến là một bệnh lý ác tính xuất phát từ các tế bào bên trong tuyến tiền liệt phát triển không bình thường hay mất kiểm soát.

Ở giai đoạn đầu, bệnh rất khó phát hiện và nếu không được điều trị kịp thời, khối u sẽ xâm lấn ra bên ngoài tuyến, đến các cơ quan lân cận như túi tinh, bàng quang và trực tràng.

Khi đến giai đoạn cuối, các tế bào ung thư tiền liệt tuyến thường di căn tới các cơ quan lân cận khác như: xương, phổi, gan, … có khả năng cao gây tử vong.

Thực tế, đã có những bệnh nhân sống chung với căn bệnh này cho tới lúc chết mà không biết nguyên nhân mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy, việc tầm soát ung thư tiền liệt tuyến là quan trọng và cần thiết đối với nam giới.

Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt bao gồm những gì?

Thăm khám trực tràng:

Các bác sĩ thăm khám trực tràng bằng ngón tay đôi khi sờ thấy khối lổn nhổn cứng chắc hoặc các nốt khi DRE (DRE là viết tắt của Digital Rectal Examination, một phương pháp kiểm tra y tế được sử dụng để đánh giá sự bất thường trong hậu môn và trực tràng của người bệnh) nhưng thường là bình thường.

Khi thấy cứng chắc và u cục chúng ta sẽ nghĩ đến ung thư nhưng tình trạng này phải được phân biệt với viêm tuyến tiền liệt hạt, vôi hoá tiền liệt tuyến và các rối loạn tuyến tiền liệt khác.

Sự lan rộng của các khối cứng chắc đến các túi tinh và dính tuyến một bên có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt tiến triển tại chỗ.

Xét nghiệm PSA:

PSA là một loại kháng nguyên có mặt tại tuyến tiền liệt và ở một số tuyến khác trong cơ thể. Chỉ số kháng nguyên này càng cao thì người bệnh sẽ càng có nguy cơ mắc phải ung thư tiền liệt tuyến.

Hàm lượng PSA toàn phần trong máu ở mức bình thường sẽ chỉ < 4ng/mL. Tuy nhiên đây không phải chỉ số tiêu chuẩn của tất cả nam giới bởi vì càng lớn tuổi tuyến tiền liệt sẽ càng to hơn. Chính vì vậy nồng độ PSA bình thường sẽ được giới hạn theo độ tuổi như sau:

Từ 40 – 49 tuổi: PSA ≤ 2.5 ng/mL;

Từ 50 – 59 tuổi: PSA ≤ 3.5 ng/mL;

Từ 60 – 69 tuổi: PSA ≤ 4.5 ng/mL;

Từ 70 – 79 tuổi: PSA ≤ 6.5 ng/mL.

Chụp cộng hưởng từ MRI:

MRI là phương pháp giúp xác định được mức độ lan rộng của khối u ác tính đến các tổ chức xung quanh nó. Trong đó MRI nội trực tràng thường được áp dụng trong tầm soát ung thư tiền liệt tuyến vì phương pháp này giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh rõ nét, chất lượng cao của trực tràng.

So với những kỹ thuật khác thì chụp MRI có độ chính xác cao hơn rất nhiều. Chụp MRI nội trực tràng còn có tác dụng đánh giá sự xâm lấn của ung thư tuyến tiền liệt, hậu môn và trực tràng, hỗ trợ hiệu quả cho việc sinh thiết.

Siêu âm:

Siêu âm đem lại nhiều thông tin có giá trị trong việc chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, hỗ trợ quan trọng quá trình thăm khám lâm sàng. Siêu âm trên xương mu là phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán được những ảnh hưởng của ung thư tuyến tiền liệt đến đường tiết niệu trên, đặc biệt trong giai đoạn muộn của bệnh.

Siêu âm có thể đo được kích thước tuyến tiền liệt, phát hiện những bất thường như thành bàng quang dày, có cột hõm, niệu quản và bể thận giãn, ứ nước do u chèn ép. Ngoài ra, siêu âm trên xương mu còn giúp bác sĩ đánh giá những tổn thương khác như hạch chậu, mức độ u xâm lấn vào bàng quang.

Siêu âm qua trực tràng sử dụng đầu dò với tần số cao 5 – 7MHz, cho ra hình ảnh rõ nét hơn siêu âm trên xương mu. Kỹ thuật này có thể phát hiện được khối ung có đường kính 2 – 4mm trong tuyến tiền liệt, đồng thời giúp sinh thiết chính xác hơn với thiết bị định vị đi kèm với đầu dò.

Sinh thiết tuyến tiền liệt:

Phương pháp này sẽ được áp dụng đối với các trường hợp khi chỉ số PSA trong máu gia tăng hoặc nghi ngờ có các tổn thương bất thường thông qua thăm khám lâm sàng và siêu âm tuyến tiền liệt.

Bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết qua đường tầng sinh môn hoặc sinh thiết qua trực tràng. Việc lựa chọn hình thức sinh thiết sẽ phụ thuộc vào đánh giá và chỉ định của bác sĩ.

Bệnh ung thư tiền liệt tuyến có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, đồng thời giảm được chi phí điều trị và các biến chứng có thể gặp sau quá trình điều trị. Vì vậy, việc đi khám, kiểm tra sức khỏe thường xuyên, tầm soát ung thư tuyến tiền liệt khi có các triệu chứng đường tiết niệu hoặc yếu tố nguy cơ là rất quan trọng.

 

 

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline