Huyết áp là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của con người. Huyết áp dù thấp hay cao hơn bình thường cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai.
Huyết áp khi mang thai bao nhiêu là thấp?
– Huyết áp tiêu chuẩn ở người bình thường là 120/80 mmHg, nếu chỉ số huyết áp dưới mức này thì gọi là huyết áp thấp.
– Đối với phụ nữ mang thai, huyết áp thường thấp hơn và đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ bầu thường bị chẩn đoán là huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg.
Thông thường, huyết áp của phụ nữ mang thai sẽ trở về bình thường từ tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 4 của thai kỳ. Nếu tình trạng huyết áp thấp khi mang thai kéo dài mẹ bầu nên đi thăm khám thường xuyên để được bác sĩ hướng dẫn phương pháp cải thiện phù hợp để tránh những biến chứng xấu đến sức khỏe của mẹ cũng như với thai nhi.
Các dấu hiệu của huyết áp thấp khi mang thai
– Thai phụ hay bị chóng mặt, buồn nôn, nhất là lúc đột ngột thay đổi tư thế, ví dụ khi đứng lên hoặc ngồi xuống.
– Thường có cảm giác mệt mỏi, mất sức, thậm chí rất dễ ngất xỉu.
– Các vấn đề bất thường về thị lực như mờ mắt, mỏi mắt, hoa mắt.
– Luôn có cảm giác khát nước, kể cả khi mới uống nước.
– Da sần sùi, nhợt nhạt, nhất là tay và chân lạnh.
– Thở gấp, thở nhanh hoặc nông, cảm thấy hơi thở nóng.
– Thiếu tập trung, dễ có tâm trạng bất ổn, lo lắng.
Bị huyết áp thấp khi mang thai có nguy hiểm không?
Ảnh hưởng đến mẹ
Khi bị hạ huyết áp khi mang thai, thai phụ sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn… Thậm chí nếu nặng hơn có thể gây ngất xỉu, truỵ mạch do thiếu lượng oxy đến não và các bộ phận khác của cơ thể.
Ngoài ra, nếu tình trạng tụt huyết áp xảy ra đột ngột khi mẹ bầu đang đi xe máy trên đường, đang đi bộ hay đi thang máy một mình sẽ khiến cho mẹ bầu có thể bị ngã, chấn thương và có nguy cơ sảy thai.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Khi mẹ bầu bị tụt huyết áp sẽ dẫn đến tình trạng tim không đủ máu để bơm ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến thai nhi không được cung cấp đủ lượng máu và oxy. Gây nguy hiểm cho thai nhi như thai sẽ chậm phát triển, thai nhẹ cân, sinh non hoặc nghiêm trọng hơn có thể thai chết lưu.
Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào của huyết áp thấp khi mang thai, mẹ bầu cần đi khám để được chẩn đoán bệnh, điều trị kịp thời để loại trừ tình trạng huyết áp bệnh lý hoặc tiềm ẩn bệnh.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
ĐIỀU TRỊ BỆNH GAN DO VIRUS: NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ HIỆN NAY
CHẨN ĐOÁN BỆNH GAN DO VIRUS: LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM?
BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH GAN DO VIRUS – NHỮNG NGUY CƠ KHÔNG THỂ XEM THƯỜNG
BỆNH GAN DO VIRUS – NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CẦN LƯU Ý
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BỆNH SỞI VÀ DỊ ỨNG
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT BỆNH SỞI VÀ SỐT PHÁT BAN DO VIRUS?