Theo Bộ Y tế phần lớn trẻ em mắc Covid-19 đều không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp cấp trên hoặc tiêu hoá (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%). Bộ Y tế cũng đưa ra các dấu hiệu chuyển nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay, gồm:
Các dấu hiệu trẻ mắc Covid-19 chuyển nặng
– Thở nhanh.
– Khó thở, cánh mũi phập phồng.
– Rút lõm lồng ngực.
– Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống.
– Tím tái môi đầu chi;
– SpO2 < 95%.
Ngoài ra, với 8 triệu chứng sau đây của trẻ, gia đình cần báo ngay cho nhân viên y tế:
– Sốt > 38 độ C.
– Đau rát họng, ho.
– Tiêu chảy.
– Trẻ mệt, không chịu chơi.
– Tức ngực.
– Cảm giác khó thở.
– SpO2 < 96%.
– Ăn/bú kém.
Khi điều trị trẻ mắc Covid-19 mức độ nhẹ tại nhà, trường hợp điều trị không dùng thuốc cần lưu ý:
– Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi.
– Uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol.
– Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.
– Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.
– Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).
– Theo dõi:
+ Đo thân nhiệt tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt.
+ Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở
Các bậc cha me cần chú ý chăm sóc trẻ tại nhà, tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho trẻ như: đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý để tăng cường sức đề kháng; tuân thủ 5K, hạn chế tiếp xúc; giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, nhà cửa thông thoáng, lau chùi thường xuyên các vật dụng trong nhà và đồ chơi của trẻ, vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên. Và theo dõi khi trẻ có những triệu chứng trở nặng thì đưa đến viện ngay.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CHỊ EM ĐANG RỐI LOẠN NỘI TIẾT TỐ: LẮNG NGHE CƠ THỂ TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN
MỘT SỐ BỆNH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI TIẾT TỐ NỮ: NHỮNG ĐIỀU PHỤ NỮ CẦN QUAN TÂM
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM Ở NGƯỜI LỚN TUỔI BỊ CƯỜNG GIÁP: ĐỪNG XEM THƯỜNG!
NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CƯỜNG GIÁP: KHI TRIỆU CHỨNG DỄ BỊ BỎ SÓT
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM CƯỜNG GIÁP KHI MANG THAI?
CƯỜNG GIÁP Ở PHỤ NỮ MANG THAI: BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM VÀ CÁCH XỬ LÝ