Dù bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng hơi thở vẫn có mùi hôi thối khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp và thậm chí đây còn dấu hiệu cảnh báo cho một số vấn đề sức khỏe của cơ thể. Vậy hơi thở có mùi là do đâu? Cùng Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tìm hiểu nhé!
Vệ sinh răng miệng không sạch
Khi bạn không chải răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, rất có thể thức ăn vẫn còn vương lại trong khoang miệng. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi ở răng, nướu và trên lưỡi. Từ đó, chúng làm cho mùi khó chịu ở khoang miệng. Chính điều đó,vệ sinh răng miệng kém sẽ thúc đẩy mùi khó chịu và tình trạng viêm lợi.
Thực phẩm làm hơi thở có mùi
Sự phân hủy của những mẩu thực phẩm trong và xung quanh răng có thể gây ra mùi hôi. Hoặc có thể đã ăn các thức ăn có chứa các loại tinh dầu đặc trưng cũng là nguyên nhân gây hơi thở hôi như: hành, tỏi hay các loại rau củ và gia vị khác.
Hút thuốc lá
Bên cạnh đó, hút thuốc lá hay nhai các sản phẩm tương tự sẽ gây ố bề mặt răng kèm hôi miệng. Đồng thời, thuốc lá làm giảm vị giác và gây kích ứng nướu.
Sâu răng và viêm nướu
Khi men răng bị xói mòn, các hạt thức ăn có thể kẹt vào những lỗ nhỏ trên răng, gọi là sâu răng. Bởi vì việc đánh răng không thể loại bỏ các phần thức ăn lắng đọng này, lâu dần chúng sẽ tăng sinh vi khuẩn, từ đó tạo ra mùi hôi.
Viêm nướu là một tình trạng bệnh lý khác có thể gây hôi miệng. Nướu khi bị viêm do vi khuẩn có thể gây đau nghiêm trọng và tạo mùi hôi thối rất khó chịu.
Trào ngược dạ dày thực quản
Những tình trạng tại đường tiêu hóa như trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể ảnh hưởng tới hơi thở của bạn. Cả 2 tình trạng tiêu hóa trên đều có thể gây trì hoãn hoặc ngăn chặn quá trình tiêu hóa thức ăn hiệu quả trong dạ dày. Khi thức ăn không di chuyển qua ống tiêu hóa, nó có thể bắt đầu phân hủy. Một lượng nhỏ thức ăn không được tiêu hóa thậm chí có thể khiến bạn muốn nôn ra và gây hôi miệng.
Do những nguyên nhân khác
Bệnh nhân bị bệnh viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan, … và nhiều vấn đề về hô hấp khác cũng có thể xuất hiện tình trạng hơi thở có mùi.
Những bệnh nhân mắc tiểu đường, mắc bệnh về gan, thận, … thì có nguy cơ dẫn tới khoang miệng xuất hiện tình trạng có mùi ketone do sự phân huỷ mỡ.
Điều quan trọng bạn cần lưu ý là cần thăm khám để xác định được chính xác các nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi để có kế hoạch điều trị toàn diện để loại bỏ hoàn toàn chứng hôi miệng.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
CÁC GIAI ĐOẠN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
DI CĂN GAN DO UNG THƯ PHỔI: ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHỨC NĂNG GAN
DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHI UNG THƯ PHỔI ĐÃ LAN RỘNG