Nhồi máu cơ tim cấp (AMI) là tình trạng một hay nhiều nhánh động mạch vành bị tắc nghẽn, gây thiếu máu cơ tim đột ngột và hoại tử vùng cơ tim bị thiếu máu. Nhồi máu cơ tim dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, và nếu không cấp cứu để khôi phục lưu lượng máu nhanh chóng, có thể gây tổn thương tim vĩnh viễn và tử vong. Các yếu tố nguy cơ được xác định có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp gồm:
Do xơ vữa động mạch:
Đây là nguyên nhân nhồi máu cơ tim thường gặp nhất. Khi cơ thể bệnh nhân tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch nói chung và nhồi máu nói riêng, các hoạt chất như Cholesterol, Canxi, Protein, các mảnh vỡ tế bào hoặc các tế bào viêm tích tụ trong động mạch vành tạo thành các mảng xơ vữa.
Những mảng xơ vữa này có tính chất cứng ở bên ngoài và mềm ở bên trong. Khi các mảng xơ vữa cứng dần, lớp vỏ bên ngoài sẽ bị nứt, các tiểu cầu sẽ được huy động đến vùng tổn thương của động mạch vành và các cục máu đông hình thành xung quanh mảng xơ vữa. Cục máu đông này sẽ làm tắc nghẽn động mạch vành, kết quả là nguồn máu nuôi dưỡng cơ tim bị mất, cơ tim sẽ thiếu oxy và chất dinh dưỡng từ đó chết đi, các triệu chứng nhồi máu cơ tim sẽ xuất hiện.
Cholesterol trong máu cao
Một trong những nguyên nhân nhồi máu cơ tim điển hình nhất là mỡ máu cao. Trong máu tồn tại 3 loại chất béo, trong đó có cholesterol tốt, cholesterol xấu và chất béo trung tính. Khi tỷ lệ và hàm lượng các chất béo này ở mức bình thường, hệ tim mạch và sức khỏe đều tốt. Song nếu chất béo xấu tăng lên, các mảng xơ vữa sẽ hình thành từ thành động mạch, tích tụ theo thời gian và dần gây tắc nghẽn.
Bệnh huyết áp:
Huyết áp cao khiến động mạch phải chịu áp lực lớn hơn, nếu kéo dài chúng có thể bị giãn, yếu, dễ bị đứt và gây ra cơn nhồi máu cơ tim cấp. Đây cũng là nguyên nhân nhồi máu cơ tim rất phổ biến.
Bệnh lý mạn tính:
Những người bệnh đái tháo đường, Gout có nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp cao hơn người bình thường, việc can thiệp cấp cứu và điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
Yếu tố nguy cơ:
– Hút thuốc lá.
– Xúc động, căng thẳng quá mức.
– Gắng sức quá mức.
– Viêm hoặc nhiễm trùng như viêm phổi, đợt cấp bệnh phổi mạn tắc nghẽn, …
– Sau chấn thương, phẫu thuật, …
Nhồi máu cơ tim cấp rất đa dạng, trong đó có một số yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như tiền sử gia đình, giới tính hoặc tuổi tác. Tuy nhiên, vẫn có những nguyên nhân liên quan đến lối sống có thể thay đổi để giảm nguy cơ mắc phải nhồi máu cơ tim cụ thể.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT
KHÁM SỨC KHỎE TINH THẦN CUỐI NĂM: CÂN BẰNG CẢM XÚC, ĐÓN NĂM MỚI SẢNG KHOÁI
PHÒNG TRÁNH RỐI LOẠN TIÊU HÓA VÀ TĂNG CÂN TRONG DỊP TẾT: BÍ QUYẾT ĂN TẾT LÀNH MẠNH
NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP TRONG SINH HOẠT NGÀY TẾT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
CÁCH XÂY DỰNG THỰC ĐƠN LÀNH MẠNH ĐỂ GIỮ SỨC KHỎE TRONG DỊP TẾT
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ LỐI SỐNG LÀNH MẠNH ĐỂ BẢO VỆ XƯƠNG KHỚP