PHÒNG NGỪA VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG NHƯ THẾ NÀO?

Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng chủ yếu do thói quen ăn, uống gây nên. Do vậy, cần phải thay đổi những thói quen trong ăn uống để không gây hại cho dạ dày. Khi có bệnh phải tuân thủ điều trị do bác sĩ chỉ định. Cần khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời những bất thường của cơ thể. Những trường hợp có nguy cơ cao cần đi kiểm tra sức khỏe dạ dày sớm. Hiện nay, nội soi dạ dày tá tràng là phương pháp chẩn đoán bệnh rất phổ biến và có tỷ lệ chính xác cao.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Nên ăn uống đúng giờ, không nên bỏ bữa và không nên ăn no quá, có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, nên ăn chậm, nhai kỹ để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa, không nên ăn nhiều đồ chua cay, … Bên cạnh đó, nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, kiêng rượu bia thuốc lá, …

Hãy tiêu thụ những thực phẩm tốt cho dạ dày, có thể kể đến như các loại trái cây, các loại ngũ cốc và rau củ, …

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học

Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng cần chú ý xây dựng chế độ làm việc hợp lý, sinh hoạt điều độ. Không nên làm việc quá sức gây căng thẳng, áp lực kéo dài. Đặc biệt không được thức khuya, không được làm việc sau khi ăn.

Tránh stress

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, với áp lực công việc và học tập, rất nhiều người có dấu hiệu đau dạ dày do căng thẳng, stress. Vì khi bạn căng thẳng, dạ dày sẽ tăng tiết acid nhiều hơn, làm tăng nguy cơ gây viêm, loét.

Chế độ tập luyện đúng cách

Duy trì luyện tập thể dục thể thao hàng ngày không chỉ để có một sức khỏe tốt, tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, thúc đẩy việc tiêu hao và chuyển hóa năng lượng đều đặn mỗi ngày, phòng ngừa biến chứng nhiều bệnh.

Giảm cân

Khi béo, dịch dạ dày sẽ bị dư thừa và đầy acid vào thực quản dẫn đến ợ chua, ợ hơi, … Do vậy, để tránh gây hại cho dạ dày, làm tăng nguy cơ gây viêm loét thì giảm cân là điều cần thiết.

Thận trọng với các loại thuốc giảm đau

Nếu bạn thường xuyên phải sử dụng các thuốc giảm đau để điều trị các triệu chứng bệnh lý của bạn thì chúng có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng.

Biện pháp khác

– Hạn chế hoặc tránh uống rượu.

– Không hút thuốc lá.

– Thay thuốc giảm đau. Nếu có thể, tránh dùng thuốc chống viêm phi steroid – aspirin, ibuprofen, ketoprofen và naproxen. Thay vào đó, thay thuốc giảm đau chứa acetaminophen.

– Tuân thủ khuyến nghị của bác sĩ. Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc giảm độ axít dạ dày hoặc thuốc chẹn axít không cần đơn để ngăn ngừa tái phát viêm dạ dày.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline