Bệnh gút không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn làm đời sống tinh thần người mắc “xuống dốc không phanh” mệt mỏi, khó chịu, sinh ra tâm lý cáu gắt. Chưa kể nếu không có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời, bệnh gút dễ chuyển sang mạn tính có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do vậy, ngay từ đầu mọi người nên bảo vệ tốt cho sức khỏe, phòng chống bệnh gút trước khi xảy ra. Cùng PKĐK Thuận Kiều tìm hiểu một số cách phòng chống bệnh gút nhé!
Bệnh gút là gì ?
Bệnh gút là một dạng viêm khớp phổ biến do rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axit uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urat tại khớp gây viêm khớp. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh gút, đặc biệt là đàn ông độ tuổi trung niên.
Cách phòng chống bệnh gút
Uống nhiều nước
Hãy đảm bảo uống 2 lít nước mỗi ngày, giúp việc đào thải axit uric trơn tru, tránh kết tủa muối urat trong cơ thể. Nước khoáng kiềm là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Trong khi đó, nước ngọt và nước có ga cần đưa vào danh sách hạn chế.
Với người đã bị gút, việc vắt thêm quả chanh tươi vào nước uống mỗi ngày sẽ làm giảm axit uric, giúp giảm đau cho người bệnh.
Tránh rượu bia, chất kích thích
Hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá và chất kích thích. Vì chúng có thể làm suy giảm chức năng gan thận, dẫn tới mất cân bằng trong chuyển hóa axit uric của cơ thể.
Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi
Để bổ sung nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Vừa giúp tăng cường miễn dịch và phòng ngừa nguy cơ bệnh gút.
Tránh ăn thực phẩm có nhiều purin
Chế độ ăn uống của người bệnh gout cần tránh thực phẩm chứa nhiều Purin vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành axit uric. Không ăn thức ăn có chứa nhiều purin. Điều này giúp giảm lượng acid uric tích lũy thành tinh thể urat ở khớp và các cơ quan khác.
Các thực phẩm cần hạn chế là phủ tạng động vật như gan, lòng, cật, tim, tiết, thịt đỏ, thịt muối, phô mai, tôm, cua cũng là những nguồn thực phẩm giàu purin. Ngoài ra cần tránh nấm và một số thực vật có hàm lượng purin tương đối cao như đậu hạt các loại.
Chú ý đến cân nặng
Thừa cân, béo phì hiện nay được xem là một căn bệnh hiện đại bởi nó rất phổ biến và kéo theo nhiều hệ quả về các bệnh lý liên quan trong đó có gút. Vì vậy nên duy trì cân nặng hợp lý để tránh tăng axit uric và sức ép lên các khớp. Ngược lại việc giảm cân cũng cần thực hiện khoa học nếu không muốn tình trạng bệnh gút thêm trầm trọng.
Vận động phù hợp
Mọi người cũng nên duy trì vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày bằng cách chơi thể thao, yoga hay tập các động tác thể dục nhẹ nhàng. Những bài tập sẽ giúp máu huyết trong cơ thể lưu thông tốt hơn, thận hoạt động hiệu quả hơn để đào thải axit uric ra ngoài, giúp tăng cường trao đổi chất và dịch khớp được tiết ra nhiều hơn để bôi trơn khớp sẽ giúp giảm sưng đau hiệu quả.
Rèn luyện lối sống lành mạnh
Cần có thời gian biểu làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, gia tăng các hoạt động thể chất để rèn luyện sức khỏe cơ khớp. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh và điều trị từ sớm.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: Facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH THỜI KỲ GIAO MÙA
CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TRONG GIAI ĐOẠN GIAO MÙA
NGƯỜI CAO TUỔI NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ GIẤC NGỦ TỐT
MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM HAY GẶP VÀO MÙA THU ĐÔNG
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP PHÒNG NGỪA BỆNH HÔ HẤP KHI GIAO MÙA