Ngoài việc dùng thuốc điều trị gút thì người bệnh cần đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống phù hợp. Thức ăn tuy không thay thế được thuốc chữa bệnh nhưng một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo cân bằng giữa các nhóm chất cũng như dinh dưỡng cho cơ thể giúp tình trạng bệnh tốt hơn. Vậy chế độ ăn uống như thế nào tốt cho người bị gút? Cùng Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé!
Ăn thực phẩm ít purin (thức ăn nhiều đạm)
Ngũ cốc, bơ, các loại hạt… đặc biệt trứng, sữa không chứa purin (thức ăn nhiều đạm) nên người bệnh gút nên thường xuyên sử dụng
Chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng (thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt heo …) vì thịt có màu trắng thường ít purin hơn, lượng protein cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 50-100g.
Rau xanh, hoa quả tốt cho người bệnh gút
Các loại rau xanh như: rau cải bẹ xanh, rau cần, rau muống, rau ngót, lá lốt, rau cải xoong, cà rốt, gấc, cà chua, bí đỏ và các loại quả dưa hấu, nho, táo, lê, đu đủ chín… vừa ít nhân purin, vừa giàu vitamin C, E, rất tốt cho người bệnh gút.
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ
Những thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ nhiều như dưa leo, củ sắn, cà chua… giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm sự hình thành axit uric.
Tinh bột, ngũ cốc
Các loại ngũ cốc và tinh bột rất tốt cho người bệnh gút vì nó chứa lượng purin ở ngưỡng an toàn. Bên cạnh đó, chúng giúp làm giảm và hoà tan axit uric trong nước tiểu. Do vậy, bạn có thể thoải mái ăn mì, bún, ngũ cốc,… Nhất là ngũ cốc nguyên hạt.
Uống đủ nước
Uống 2-3 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể đào thải axit uric ra ngoài bằng đường nước tiểu và hạn chế kết tinh urat tại ống thận.
Một chế độ ăn khoa học chỉ giúp kiểm soát được bệnh gút mà không thể trị dứt điểm được căn bệnh này. Người bệnh gút cần tuân thủ chế độ ăn uống như trên trong suốt quá trình điều trị bệnh. Ở mỗi giai đoạn người bệnh cần tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý. Ngoài các thực phẩm bổ sung trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh nên sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ tốt cho người bệnh gút, hỗ trợ quá trình điều trị và giảm bớt các triệu chứng đau nhức do gút gây ra.
Bệnh gút không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn làm đời sống tinh thần người mắc “xuống dốc không phanh” mệt mỏi, khó chịu, sinh ra tâm lý cáu gắt. Chưa kể nếu không có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời, bệnh gút dễ chuyển sang mạn tính có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do vậy, ngay từ đầu mọi người nên bảo vệ tốt cho sức khỏe, phòng chống bệnh gout trước khi xảy ra.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: Facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
TÁC ĐỘNG CỦA LOÃNG XƯƠNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT LOÃNG XƯƠNG KHI BỆNH CHƯA CÓ BIỂU HIỆN RÕ RỆT?
NHỮNG TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN CỦA LOÃNG XƯƠNG
BỆNH LOÃNG XƯƠNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA LOÃNG XƯƠNG
NGƯỜI BỊ BỆNH VIÊM GAN DO VIRUS CẦN KIÊNG NHỮNG GÌ?
VAI TRÒ CỦA DINH DƯỠNG TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM GAN DO VIRUS