Hiện nay không có chế độ ăn uống cụ thể nào được chứng minh là có thể điều trị bệnh thoái hóa khớp nhưng một số chất dinh dưỡng nhất định có thể cải thiện tình trạng bệnh hoặc giảm mức độ nghiêm trọng như bổ sung Axit béo omega-3, vitamin D, canxi, rau xanh, trái cây và hạn chế đồ chế biến nhiệt độ cao. Dưới đây là một số dưỡng chất nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày để giảm đau nhức, sưng.
Thực phẩm giàu Omega 3
Axit béo omega-3 giúp hạn chế sản xuất enzyme cytokine phá vỡ sụn, kháng viêm, giảm sưng khớp. Omega-3 có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, hàu, trứng cá, hạt chia, đậu nành, quả hạch (óc chó, hạnh nhân, mắc ca). Người trưởng thành nên cung cấp 250-500 mg omega-3 mỗi ngày.
Thực phẩm giàu canxi
Đối với các bệnh về xương khớp thì việc cung cấp bổ sung canxi là một việc rất quan trọng. Ngoài các loại thực phẩm có chứa lượng canxi đầy đủ cải thiện cho hệ xương khớp được chắc khỏe. Bổ sung tôm, cua, sò, ốc, … sẽ cung cấp hàm lượng magie, sắt, photpho, kẽm giúp bổ sung những khoáng chất tốt cho xương khớp.
Sử dụng sữa nhiều canxi và ít chất béo, chất ngọt rất tốt cho người bệnh bị thoái hóa khớp gối. Nước dùng từ các loại xương hầm cũng chứa nhiều collagen tự nhiên làm tăng sự đàn hồi của sụn, giúp xương khớp thêm chắc khỏe. Bạn cũng có thể cung cấp các dưỡng chất này cho cơ thể từ những loại rau củ có màu cam như cà rốt, bí ngô, … Không chỉ giàu vitamin A, C, canxi mà còn có tác dụng hỗ trợ sản sinh collagen giúp cho phần đĩa đệm của bạn nhanh phục hồi.
Ăn nhiều trái cây và rau
Nên ăn những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa nhằm bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại, tổn thương. Chất chống oxy hóa được tìm thấy trong trái cây và rau như táo, hành tây, hẹ, dâu tây, …
Tăng cường vitamin D
Tăng cường vitamin D ở người bị thoái hóa khớp bằng cách thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào sáng sớm, tập thể dục. Đồng thời tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin D hoặc bổ sung với liều lượng từ 25 μg/ngày trở xuống.
Thực phẩm nhiều vitamin K
Vitamin K giúp cơ thể “gắn” canxi vào xương. Do đó, việc bổ sung dưỡng chất này vào chế độ ăn cho người thoái hóa khớp vừa có thể giúp xương duy trì sự chắc khoẻ, vừa góp phần tăng tiết dịch khớp, tạo điều kiện để tình trạng bệnh được cải thiện. Một số thực phẩm giàu vitamin K bao gồm: cải bó xôi, bắp cải, súp lơ xanh, rau mùi, quả kiwi, …
Thực phẩm giàu protein
Protein là chất dinh dưỡng tham gia vào sự phát triển của cơ bắp. Để tránh tình trạng bị teo cơ khi khớp thoái hóa, thì việc nên bổ sung các thực phẩm giàu protein là rất cần thiết. Mặc dù thịt đỏ chứa nhiều đạm nhưng bên trong chúng lại có quá nhiều chất béo bão hòa, làm tăng tình trạng viêm nhiễm.
Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng các loại thịt ít chất béo như: ức gà hay thực phẩm nguồn gốc thực vật như: các loại đậu và hạt.
Sử dụng dầu ô liu thay cho các chất béo khác
Hợp chất trong dầu ô liu là oleocanthal có tác dụng chống viêm tương tự như ibuprofen. Vì vậy, người bệnh thoái hóa khớp nên thêm dầu ô liu vào chế độ ăn uống thay cho các chất béo khác.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh thoái hóa khớp nên vận động thường xuyên, vừa sức; thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi xuất hiện dấu hiệu bất thường ở khớp.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VIÊM TAI GIỮA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
BỆNH VIÊM TAI GIỮA XẢY RA NHƯ THẾ NÀO?
TẠI SAO VIÊM MŨI HỌNG CÓ THỂ GÂY VIÊM TAI GIỮA?
GỢI Ý MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỆ HÔ HẤP VÀO MÙA ĐÔNG
NHỮNG BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP VÀO MÙA ĐÔNG
ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU NHƯ THẾ NÀO?