PHÂN BIỆT KHÁNG NGUYÊN VÀ KHÁNG THỂ

Có nhiều loại bệnh lý được phát hiện nhờ xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể. Vậy bạn đã phân biệt rõ kháng nguyên, kháng thể là gì hay chưa. Cùng điểm qua những thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Về kháng nguyên

Khái niệm

Kháng nguyên (antigen) là những chất khi xâm nhập vào cơ thể người thì được hệ thống miễn dịch nhận biết và sinh ra các kháng thể tương ứng. Đây có thể là kháng thể dịch thể hoặc kháng thể tế bào có đặc tính kết hợp đặc hiệu hoặc kích thích đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên ấy.

Phân loại kháng nguyên

Có 2 loại kháng nguyên chính. Một là tự kháng nguyên (tự kháng nguyên), và thứ hai là kháng nguyên vô nghĩa (kháng nguyên nước ngoài). Thông thường, tự kháng nguyên không gây ra phản ứng từ hệ thống miễn dịch, nhưng chúng thường có thể dẫn đến một phản ứng miễn dịch như chi tiết trong các bệnh tự miễn. Mỗi kháng nguyên có một epitope hoặc một khu vực trên kháng nguyên phản ứng với các thành phần khác hoặc khu vực tương hợp mô. Do đó, khu vực này hoạt động như một chìa khóa để khóa kháng thể.

Về kháng thể

Khái niệm

Kháng thể (antibody) là những chất được sản xuất khi cơ thể con người nhận biết được sự xâm nhập của các sinh vật lạ xâm nhập vào. Kháng thể sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại và bảo vệ cơ thể. Cơ thể nào có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm khuẩn càng cao.

Phân loại kháng thể

– IgG: Là kháng thể phổ biến nhất trong máu, trong sữa non và các dịch mô. IgG xuyên qua nhau thai, bảo vệ con trong những tuần lễ đầu đời sau khi sinh khi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển.

– IgA: Chiếm khoảng 15 – 20% trong máu, trong sữa non, nước mắt và nước miếng nước bọt. Khi IgA được được tiết ra ở đâu thì chúng chống lại các tác nhân gây bệnh tại đó.

– IgM: Là lớp miễn dịch đầu tiên được tổng hợp ở trẻ sơ sinh. Kết hợp với các kháng nguyên đa chiều như virus và hồng cầu, giúp tiêu diệt kháng nguyên xấu, bảo vệ cơ thể.

– IgE: Chiếm tỷ lệ khá lớn và giữ vai trò trong phản ứng quá mẫn cấp cũng như trong cơ chế miễn dịch chống ký sinh trùng.

– IgD: Chiếm tỷ lệ ít nhất chỉ 1% trên màng tế bào, dị hoá nhanh và rất dễ bị thuỷ phân bởi enzyme plasmin trong quá trình đông máu, vì vậy, IgD là kháng thể có ít chức năng nhất trong quá trình hoạt hoá kháng nguyên.

Xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể để làm gì?

Xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể nhằm chẩn đoán các bệnh tự miễn hệ thống.

– Các kháng thể khác nhau có thể được phát hiện và đo lường trong xét nghiệm máu, đôi khi trong các mẫu xét nghiệm khác như nước bọt. Kết quả xét nghiệm kháng thể có thể giúp chẩn đoán một loại bệnh cụ thể mà chúng ta mắc phải. Nếu xét nghiệm dương tính với kháng thể đặc biệt chứng tỏ bạn đã bị một bệnh nhất định. Tuy nhiên không phải lúc nào kết quả xét nghiệm cũng chắc chắn. Bên cạnh đó, xét nghiệm kháng thể được thực hiện vì nhiều lý do khác nhau đê kết hợp chẩn đoán bệnh.

– Trong khi đó một số xét nghiệm có thể xác định các kháng nguyên trên bề mặt của một số vi khuẩn và một số mầm bệnh khác. Các xét nghiệm này có thể phát hiện một bệnh lây nhiễm nhanh hơn mà không cần phải cấy hoặc soi dưới kính hiển vi.

 

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline