Có nhiều người sau khi tiêm vaccine COVID-19, gặp phải các phản ứng sốt, sốt cao, cơ thể mệt mỏi, đau nhức… Tuy nhiên, các phản ứng này thường sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày sau tiêm. Trong trường hợp sốt cao, lạnh run có thể dùng thuốc hạ sốt để giảm triệu chứng khó chịu. Vậy người có bệnh nền nên làm gì nếu có sốt sau tiêm vaccine COVID-19?
Người mắc bệnh nền cần làm gì nếu sốt sau tiêm vaccine COVID-19
– Cũng như người bình thường khỏe mạnh, người mắc bệnh nền sau khi tiêm vaccine COVID-19, một số trường hợp không gặp phản ứng gì, một số người có thể cảm thấy mỏi mệt, khó ngủ, nhức đầu, đau tại chỗ tiêm… Nhưng phản ứng thường gặp nhất là sốt.
– Sau tiêm vaccine, người mắc bệnh nền cần phải được theo dõi hạ sốt kịp thời nếu sốt cao. Theo hướng dẫn chung của Bộ Y tế, sau khi tiêm phòng vaccine phòng COVID-19, cần phải thường xuyên đo thân nhiệt, nếu sốt dưới 38.5 độ C thì chỉ cần mặc quần áo thoáng mát, uống đủ nước, không để nhiễm lạnh. Nếu sốt trên 38.5 độ C, cần phải sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng mà nhân viên y tế đã hướng dẫn.
Người có bệnh nền nên dùng thuốc hạ sốt thế nào?
– Thuốc hạ sốt thường dùng là paracetamol và ibuprofen, nhưng với người có sẵn bệnh nền, cần lựa chọn thuốc phù hợp.
– Ở bệnh nhân suy gan, nếu chức năng gan giảm, men gan tăng cao 300-400UI/ml sẽ hoãn tiêm vaccine cho đến khi điều trị bệnh ổn mới cân nhắc có nên tiêm vaccine hay không. Còn những bệnh lý gan khác sau tiêm sốt trên 38.5 độ C, vẫn dùng paracetamol 500mg/lần, ngày 2-3.
– Tuy nhiên, nếu có sốt cao nhưng không đáp ứng với thuốc hạ sốt, hoặc sốt cao thành từng cơn liên tục… cần thông báo ngay với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời. Các trường hợp suy gan, suy thận đặc biệt không được tăng liều thuốc hạ sốt hoặc tự ý dùng phối hợp thuốc hạ sốt.
– Riêng với các trường hợp mắc thêm bệnh nền khác như tim mạch, tăng huyết áp, bệnh nhân COPD, đái tháo đường… thì việc sử dụng thuốc hạ sốt sau tiêm vaccine COVID-19 có thể dùng nhóm paracetamol với liều 500mg/lần, ngày uống 2-3 lần.
– Với nhóm bệnh nhân có bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng đã được điều trị ổn định, được tiêm vaccine COVID-19, nếu có sốt sau tiêm, thì không nên dùng nhóm thuốc ibuprofen để hạ sốt, mà vẫn dùng paracetamol nhưng sau ăn no và liều lượng 500mg/lần x2-3 lần/ngày. PGS.Ngọc khuyến cáo.
– Sau khi tiêm vaccine COVID-19, mặc dù sốt thường xảy ra nhưng thông thường là sốt không cao, không kéo dài, đặc biệt là ở người cao tuổi, hay mắc bệnh nền. Còn đối với người trẻ có thể hay sốt hơn và sốt cao hơn, thuốc an toàn nhất là paracetamol đều có thể dùng được ở các nhóm bệnh nhân nêu trên. Nhưng chỉ dùng liều thấp khi nhiệt độ cơ thể trên 38.5 độ C, nếu dưới nhiệt độ này thì không cần dùng thuốc hạ sốt.
– Trong trường hợp sốt cao, đã dùng thuốc hạ sốt nhưng vẫn không thể cắt được sốt hoặc liên tục các cơn sốt tái lại sau 2 tiếng, cần thông báo cho nhân viên y tế và đến cơ sở khám gần nhất.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CHỊ EM ĐANG RỐI LOẠN NỘI TIẾT TỐ: LẮNG NGHE CƠ THỂ TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN
MỘT SỐ BỆNH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI TIẾT TỐ NỮ: NHỮNG ĐIỀU PHỤ NỮ CẦN QUAN TÂM
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM Ở NGƯỜI LỚN TUỔI BỊ CƯỜNG GIÁP: ĐỪNG XEM THƯỜNG!
NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CƯỜNG GIÁP: KHI TRIỆU CHỨNG DỄ BỊ BỎ SÓT
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM CƯỜNG GIÁP KHI MANG THAI?
CƯỜNG GIÁP Ở PHỤ NỮ MANG THAI: BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM VÀ CÁCH XỬ LÝ