Tuy bệnh sán lá gan không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy bệnh sán lá gan có nguy hiểm không?
Sự nguy hiểm của bệnh sán lá gan
Sán lá gan lớn
Sán lá gan ở người là bệnh nguy hiểm, gây nhiều biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Khi nhiễm sán lá gan lớn, sau khi vào dạ dày, tá tràng, các vỏ nang trùng sẽ giải phóng ra các ấu trùng. Các ấu trùng này xuyên qua thành tá tràng, vào ổ bụng rồi di chuyển đến sinh trưởng và phát triển ở nhu mô gan. Trong quá trình ký sinh ở gan, sán lá gan tiết ra các chất độc làm phá hủy nhu mô gan, gây áp xe gan. Sau khoảng 2 – 3 tháng phát triển ở nhu mô gan, sán có thể chui vào đường mật, tiếp tục phát triển và đẻ trứng trong một khoảng thời gian rất dài.
Nếu không được phát hiện và điều trị, sán lá gan lớn có thể gây bệnh ung thư đường mật. Một số ít trường hợp, ấu trùng sán lá gan lớn di chuyển lạc chỗ và gây bệnh ở một số cơ quan khác như da, cơ, khớp, vú, dạ dày, đại tràng, …
Sán lá gan nhỏ
Sán lá gan nhỏ sau khi xâm nhập vào nhu mô gan, sán non sẽ phát triển thành sán trưởng thành và đẻ trứng trong các đường dẫn mật. Từ khi ăn cá có nang trùng đến khi sán trưởng thành có khả năng đẻ trứng chỉ khoảng trong một tháng. Sán ký sinh trong những ống dẫn mật trong gan, mỗi sán lá gan nhỏ có hai mồm hút, bám chặt trong gan để chiếm thức ăn, gây những tổn thương nghiêm trọng ở gan và ống mật như xơ gan, tắc mật, xơ cứng ống dẫn mật, …
Nếu không được điều trị, bệnh sán lá gan nhỏ có thể gây xơ gan cổ trướng, áp xe gan thoái hóa, đây là những bệnh lý rất nặng, nguy cơ tử vong cao.
Nếu bạn có những dấu hiệu của bệnh nhiễm sán lá gan, cần đến các cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt. Việc để tình trạng bệnh để quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng gan, tắc nghẽn ống mật, … lúc này quá trình điều trị cho người bệnh sẽ phức tạp hơn.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VIÊM HỌNG CẤP TÍNH GÂY RA NHỮNG BIẾN CHỨNG NÀO?
VIÊM HỌNG CẤP TÍNH LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH
VIÊM HỌNG HẠT NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG ĂN GÌ?
VIÊM HỌNG HẠT CÓ BỊ LÂY KHÔNG?
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VIÊM HỌNG HẠT
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM HỌNG HẠT