Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh sán lá gan, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn được phương án điều trị thích hợp nhất cho bạn.
Điều trị sán lá gan
Sử dụng thuốc
Thông qua thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc như các loại thuốc tẩy giun sán nhằm loại bỏ sán lá gan. Theo đó, tùy thuộc người bạn bị nhiễm sán lá lớn hay sán lá nhỏ trong gan, bác sĩ có thể chỉ định bạn uống các loại thuốc tẩy giun như Nitazoxanide, Triclabendazole, Albendazole, Praziquantel.
Phẫu thuật
Trong một số trường hợp nếu dung thuốc không hiệu quả thì việc cắt bỏ phần mô gan bị tổn thương được chỉ định khi bệnh nhân nhiễm giun sán nặng, phát hiện muộn, tổn thương vùng gan, dịch mật.
Bác sĩ sẽ chỉ định viên nén và các thuốc diệt giun để tiêu diệt giun sán. Nếu bệnh được phát hiện quá muộn, khi mà sán lá đã gây ra nhiều tổn thương thì bác sĩ phải cắt bỏ một phần gan bị hư hại. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể ít gây thiệt hại đến các ống dẫn mật và gan.
Phòng bệnh sán lá gan
– Thực hiện ăn chín, uống sôi: đặc biệt không ăn các loại cá, ốc khi chưa được nấu chín kĩ dưới mọi hình thức, không ăn các loại rau sống mọc dưới nước.
– Rửa tay trước khi ăn, chế biến thức ăn; sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với phân, rác thải …
– Quản lý phân người và phân động vật, không dùng phân tươi để bón rau.
– Sử dụng nước sạch để ăn uống.
– Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
Bên cạnh việc tuân theo các biện pháp dự phòng bệnh sán lá gan như thay đổi cách ăn uống, tăng cao ý thức vệ sinh, … thì bạn cũng nên chú ý đến sự thay đổi của sức khỏe. Nếu thấy xuất hiện các biểu hiện của tình trạng nhiễm giun sán, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế đội ngũ bác sĩ chuyên môn, máy móc hiện đại để được thăm khám, tìm nguyên nhân gây bệnh.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VIÊM HỌNG XUNG HUYẾT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
VIÊM HỌNG XUNG HUYẾT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
MỘT SỐ CÁCH PHÒNG VIÊM HỌNG DO LIÊN CẦU KHUẨN
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM HỌNG DO VIRUS LIÊN CẦU KHUẨN
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VIÊM HỌNG DO VIRUS LIÊN CẦU KHUẨN
VIÊM HỌNG CẤP TÍNH GÂY RA NHỮNG BIẾN CHỨNG NÀO?