Ung thư gan là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay với tỷ lệ người mắc tương đối cao. Tuy nhiên, do thời điểm phát bệnh muộn nên không ít trường hợp đã tử vong do ung thư gan. Hiện nay, tầm soát ung thư gan được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất giúp phát hiện bệnh sớm, từ đó tăng hiệu quả điều trị cũng như tăng tỷ lệ sống sót của người bệnh, được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện định kỳ.
Tại sao phải tầm soát ung thư gan?
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán phát hiện bệnh sớm, điều trị bao gồm cả hóa chất, nút mạch làm giảm nuôi dưỡng để khối ung thư hạn chế phát triển, dùng sóng cao tần diệt u, truyền hóa chất và làm tắc mạch theo đường động mạch, điều trị bằng vi sóng phẫu thuật gồm có cắt khối u, cắt gan hoặc ghép gan, tuy nhiên tiên lượng điều trị HCC vẫn còn là thách thức với y học hiện nay. Kết quả điều trị HCC phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó quan trọng là kích thước khối u, số lượng và vị trí khối u. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm thì tỷ lệ sống sót của người bệnh mắc HCC sẽ cao hơn qua tầm soát.
Tầm soát ung thư gan có thể được thực hiện bằng các phương pháp như siêu âm gan, xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan và chỉ số ung thư gan (Alpha-fetoprotein – AFP), chẩn đoán hình ảnh như CT scan (cắt lớp vi tính) hay MRI (cộng hưởng từ) giúp phát hiện được bệnh ở giai đoạn rất sớm, ngay cả khi chưa có triệu chứng.
Bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm và điều trị có thể không phải chịu những thương tổn về thể chất hay tâm lý, ít tốn kém hơn về mặt kinh tế. Do đó, việc tầm soát ung thư gan sớm là điều nên làm với những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Đối tượng nên tầm soát ung thư gan
Thông thường chia làm 2 nhóm đối tượng có khả năng mắc ung thư gan cao lần lượt như sau:
Đang nhiễm virus và các bệnh liên quan đến gan:
– Tiền sử gia đình có người bị ung thư gan.
– Virus viêm gan B và viêm gan C là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư tế bào gan nguyên phát.
– Viêm gan do nguyên nhân tự miễn, có thể đi kèm các bệnh tự miễn khác: như tiểu đường typ 1, Basedow, viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ, …
– Gan nhiễm mỡ không do rượu.
Mắc các bệnh khác nhưng có nguy cơ bị ung thư gan:
– Các bệnh béo phì, tiểu đường làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.
– Xơ gan do sử dụng rượu bia, các chất kích thích quá nhiều.
– Ngoài ra còn những nguyên nhân tự phát mà khoa học chưa thể nghiên cứu và giải thích.
– Khi có những biểu hiện như thường xuyên mệt mỏi, nước tiểu có màu vàng đậm, đau âm ỉ vùng gan, xuất huyết dưới da thì cũng nên khám thường xuyên để nhận được lời khuyên của bác sĩ.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
CÁC GIAI ĐOẠN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
DI CĂN GAN DO UNG THƯ PHỔI: ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHỨC NĂNG GAN
DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHI UNG THƯ PHỔI ĐÃ LAN RỘNG