NHỮNG THÓI QUEN VÀO NHỮNG NGÀY TẾT KHIẾN BỆNH DẠ DÀY CỦA BẠN TRỞ NÊN TRẦM TRỌNG

Tết là dịp vô cùng đặc biệt, dịp để tất cả mọi người có thời gian nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả. Tuy nhiên, thời điểm những ngày cuối năm, cận Tết và trong dịp Tết, chúng ta rất dễ gặp phải tình trạng đau dạ dày do những thói quen xấu.

Ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn tới dạ dày, đặc biệt, chế độ ăn uống trong dịp Tết rất khác so với ngày thường. Ăn không kiểm soát, dạ dày phải tiêu thụ một lượng thức ăn quá lớn, phải tiết thêm acid gây đầy bụng, khó tiêu và có thể dẫn đến trào ngược dạ dày.

Đặc biệt, trong dịp Tết không thể tránh khỏi việc uống bia, rượu. Thức uống này sẽ làm gia tăng các triệu chứng khó chịu như cồn ruột, ợ nóng, ợ chua đau thượng vị, đầy hơi, buồn nôn… gây tổn thương nghiêm trọng đến dạ dày.

Ăn quá nhanh

Thông thường, ăn quá nhanh sẽ gây nên hiện tượng khó tiêu hoá vì khi lượng thức ăn được nạp vào quá nhanh, não bộ chưa kịp nhận tín hiệu từ dạ dày, dạ dày không kịp tiết dịch và co bóp để tiêu hoá thức ăn. Thói quen ăn nhanh lâu ngày trở thành nguyên nhân của bệnh đau dạ dày cấp.

Ăn không đúng bữa

Thói quen ăn uống thất thường, không đúng bữa sẽ dẫn đến tình trạng dạ dày co bóp bất thường, rối loạn tiêu hóa và trào ngược dạ dày. Ăn vặt quên bữa chính hay các bữa ăn không có thời gian cố định là thói quen xấu gây viêm loét dạ dày. Đến một giờ cố định, dạ dày theo thói quen sẽ tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu thức ăn khống được bổ sung vào lúc này, lượng axit sản sinh sẽ trở nên dư thừa và “phản lại” chính chủ nhân của mình, từ đó gây ra căn bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày.

Lạm dụng thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày, gây chảy máu dạ dày, thậm chí vết loét xuất hiện trong thời gian dài mà không xuất hiện triệu chứng nào. Lạm dụng các loại thuốc giảm đau như đau đầu, đau cơ, đau khớp… sẽ gây đau dạ dày thể nặng. Do vậy, chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau khi có sự tư vấn của các bác sĩ.

 

Hoạt động mạnh ngay sau khi ăn

Việc hoạt động mạnh ngay sau khi ăn sẽ khiến não phải điều khiển “chia sẻ” năng lượng cơ thể cho các hoạt động khác. Khi cơ thể được tiếp nhận thức ăn, não sẽ điều khiển tập trung năng lượng cho dạ dày làm việc, thực hiện chức năng tiêu hóa, nhưng nếu bạn hoạt động ngay sau khi ăn, đặc biệt là hoạt động thể lực mạnh, hoạt động trí óc sẽ làm cho quá trình tiêu hóa của dạ dày bị gián đoạn, ảnh hưởng lâu dần gây nên bệnh đau dạ dày. Tốt nhất, sau khi ăn nên để cơ thể nghỉ ngơi, thả lỏng khoảng 30 phút để dạ dày thực hiện chức năng tiêu hóa rồi mới tiếp tục các hoạt động khác.

Hút thuốc quá nhiều

Thuốc lá gây ra những di chứng nặng nề cho dạ dày, làm tổn thương phổi và các cơ quan hô hấp. Thành phần các chất nicotine trong thuốc lá có thể làm thu hẹp các mạch máu ở thành dạ dày, từ đó làm tổn thương lớp niêm mạc và giảm tính năng tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn của dạ dày.

Căng thẳng thần kinh

Việc thường xuyên ở trong trạng thái stress, tình trạng tâm lý không ổn định, hay lo lắng, sợ sệt, dẫn đến cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược… Điều này khiến dịch vị acid trong dạ dày dâng cao và có thể kèm theo chứng rối loạn tiêu hóa dẫn đến bị đau dạ dày.

Có rất nhiều thói quen xấu mà bạn nên từ bỏ để bảo vệ sức khỏe bản thân. Đặc biệt, khi dịp Tết sắp đến gần, các thói quen xấu dẫn đến đau dạ dày càng tăng cao. Vì vậy, dù vui đến mấy thì cũng nên chú ý chăm sóc thật tốt cho sức khỏe của mình để đón một cái Tết thật vui vẻ, mạnh khỏe và đầy ý nghĩa.

Nguồn: daidoanket.vn

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline