Bệnh ung thư cổ tử cung gây tử vong cao ở phụ nữ. Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên, nếu nhận biết sớm các dấu hiệu, chẩn đoán sớm bệnh ung thư cổ tử cung, bệnh có thể chữa khỏi ở giai đoạn đầu.
Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?
Tầm soát ung thư cổ tử cung là thực hiện các kỹ thuật y khoa như khám phụ khoa, nội soi cổ tử cung, phết tế bào âm đạo hay còn gọi là Pap smear để phát hiện sớm các tế bào bất thường ở cổ tử cung. Các tế bào này nhanh chóng chuyển biến thành ung thư. Người bệnh sẽ được theo dõi, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để giảm thiểu tối đa những nguy cơ xấu.
Tầm soát ung thư cổ tử cung mang lại nhiều lợi ích cho chị em
– Tầm soát ung thư giúp phát hiện được bệnh sớm, nhờ đó tăng tỷ lệ điều trị thành công tới 80 – 90%. Khi bệnh vào giai đoạn 2, tỷ lệ khỏi khoảng 75%, giai đoạn 3 chiếm khoảng 30 – 40% và chỉ còn 15% ở giai đoạn 4.
– Cơ hội điều trị khỏi bệnh cao: Ung thư cổ tử cung có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Các kỹ thuật mới trong chẩn đoán viêm do HPV đã giúp xác định và phân loại những người có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung để theo dõi sát sao. Ngoài ra, xét nghiệm phết mỏng tế bào (ThinPrep test) có độ chính xác cao trong phát hiện các tổn thương tiền ung thư hơn các phương pháp cổ điển. Việc phối hợp hai xét nghiệm trên giúp bác sĩ có kế hoạch theo dõi tốt, giảm thiểu chi phí và thời gian thăm khám. Khi đó, thay vì đi khám hàng năm, chị em có thể chỉ cần làm sàng lọc 2-3 näm/lần.
– Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như: khí hư có mùi hoặc màu bất thường, ra máu âm đạo sau khi thực hiện quan hệ tình dục, đau tức ở vùng bụng dưới, … thì có thể bệnh đã bước vào giai đoạn muộn. Do đó, tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ giúp chị em phụ nữ phát hiện bệnh sớm, tránh những hậu quả khó lường cho sức khỏe của mình.
– Hiện nay, nhiều người đã tiêm vacxin phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có hiệu quả trong khoảng 4 – 6 năm. Vì vậy, tầm soát (sàng lọc) ung thư luôn là biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả.
Nên tầm soát ung thư cổ tử cung bao nhiêu lâu một lần?
Thời điểm thực hiện và loại xét nghiệm phụ thuộc vào tuổi và bệnh sử của bạn. Các bạn nữ từ 21 – 29 tuổi nên làm xét nghiệm Pap (ThinPrep Pap hoặc Pap smear) mỗi 3 năm. Xét nghiệm HPV không được khuyến cáo.
Phụ nữ từ 30 – 65 tuổi nên làm xét nghiệm Pap và HPV đồng thời mỗi 5 năm (ưu tiên). Hoặc người bệnh có thể làm mỗi xét nghiệm Pap mỗi 3 năm cũng được.
Một địa chỉ tầm soát ung thư cổ tử cung uy tín tại TP. HCM hiện nay là Phòng khám đa khoa Thuận Kiều. Không chỉ có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, Phòng khám Thuận Kiều còn được đánh giá cao khi có cơ sở vật chất rộng rãi cùng nhiều trang thiết bị hiện đại.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC HẠNG MỤC TẦM SOÁT TIÊU HÓA TRƯỚC TẾT
KIỂM TRA CHỨC NĂNG GAN VÀ BỆNH LÝ GAN MẬT TRƯỚC TẾT
TẠI SAO CẦN TẦM SOÁT BỆNH LÝ TIÊU HÓA TRƯỚC TẾT?
KHÁM SỨC KHỎE HÔ HẤP: BẢO VỆ PHỔI TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM BỆNH MÙA TẾT
CÁC XÉT NGHIỆM CẦN THỰC HIỆN ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE TIM MẠCH
KIỂM TRA SỨC KHỎE TIM MẠCH TRƯỚC TẾT: ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU MỆT MỎI