Các xét nghiệm khi mang thai rất quan trọng cho mẹ bầu trong thai kỳ. Việc thực hiện các xét nghiệm sẽ đảm bảo cho bạn một thai kỳ an toàn hơn. Nó giúp theo dõi sức khỏe của mẹ, kiểm tra quá trình phát triển của thai nhi cũng như tầm soát một số bệnh đặc thù…Trong bài viết này, PKĐK Thuận Kiều sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích về các xét nghiệm cần thiết cho mẹ bầu trong quá trình mang thai.
Xét nghiệm máu rất quan trọng đối với mẹ bầu
– Khi mang thai, cơ thể người mẹ cần cung cấp một lượng lớn máu để nuôi bào thai do đó sẽ dễ bị thiếu máu thiếu sắt. Vì thế xét nghiệm máu vô cùng quan trọng và cần thiết cho sự khoẻ mạnh của mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
– Xét nghiệm máu giúp cho biết các chỉ số trong máu như bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu, bệnh lý về máu.
– Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp phát hiện HIV, viêm gan B, C…. Các bệnh truyền nhiễm này có khả năng lây lan từ mẹ sang con nên việc xét nghiệm máu là rất cần thiết trước và trong khi mang thai.
Xét nghiệm nước tiểu cho mẹ bầu
– Xét nghiệm nước tiểu nên được tiến hành định kỳ trong thai kỳ. Nó giúp phát hiện các dấu hiệu bệnh tiểu đường trong thai kỳ như dư lượng glucose trong nước tiểu. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, nhưng có thể điều chỉnh bằng chế độ dinh dưỡng, vận động thích hợp.
– Dư đạm trong nước tiểu có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng, đặc biệt nếu kèm theo các triệu chứng phù hoặc cao huyết áp, mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật cao.
Xét nghiệm Double test
– Đây là xét nghiệm được chỉ định ở tất cả các thai phụ có thai trong quý đầu (giữa tuần thứ 9 đến hết tuần thứ 13) của thai kỳ.
– Xét nghiệm Double test được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của sản phụ để đánh giá nồng độ freeBeta hCG và PAPP-A (pregnancy asscociated plasma protein-A). Xét nghiệm này cho phép phát hiện khoảng 95% thai kỳ mắc hội chứng Down.
Xét nghiệm Triple test kiểm tra rối loạn nhiễm sắc thể
– Xét nghiệm Triple test diễn ra ở tuần thai thứ 15 – 20 đạt mức độ chuẩn xác, tốt nhất ở tuần 16 – 18. Việc xét nghiệm này dùng đến máu của mẹ bầu để phân tích, tìm ra nguy cơ rối loạn bẩm sinh ở thai nhi. Xét nghiệm tầm soát các yếu tố như AFP (protein do thai sản sinh), HCG (nội tiết do thai sản sinh), Estriol (nội tiết estrogen được nhau thai và thai nhi sản sinh).
– Mục đích của xét nghiệm này nhằm xác định thai hiện tại có nguy cơ bị rối loạn nhiễm sắc thể không, cần làm thêm những xét nghiệm khác không. Vì vậy đây là xét nghiệm cần thiết không nên bỏ qua.
Xét nghiệm rubella khi mang bầu
Rubella là căn bệnh rất nguy hiểm có thể gây ra nhiều dị tật bẩm sinh cho thai nhi nếu trong thời gian mang thai, mẹ bầu bị nhiễm khuẩn rubella. Vì vậy mẹ bầu cần chú ý thực hiện xét nghiệm này để có biện pháp điều trị hiệu quả.
Xét nghiệm viêm gan
Viêm gan B và bệnh viêm gan C là những căn bệnh rất dễ mắc phải khi mang thai. Khi mẹ bầu nhiễm virus viêm gan thai nhi cũng có nguy cơ rất cao đối mặt với căn bệnh này. Do đó, trong các xét nghiệm tầm soát bệnh tật khi mang thai, mẹ bầu cũng không được bỏ qua loại xét nghiệm này.
Xét nghiệm máu tiểu đường thai kỳ
– Xét nghiệm máu cho bệnh tiểu đường thai kỳ thường được thực hiện ở tuần 24-28 của thai kỳ. Nếu phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh này, bác sĩ có thể đề nghị làm xét nghiệm sớm hơn.
– Xét nghiệm thường liên quan đến việc dung nạp glucose (GTT), vì vậy trước khi xét nghiệm cần phải nhịn ăn (không ăn hoặc uống) qua đêm. Nếu có lượng đường trong máu cao trong xét nghiệm dung nạp glucose, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Siêu âm 4D cho mẹ bầu
Đây là phương pháp siêu âm dị tật thai nhi – 1 trong những xét nghiệm cần làm khi mang thai trước khi sinh sẽ mang lại hiệu quả rõ ràng nhất, trong việc phát hiện dị tật ở thai nhi từ tuần 22 -24. Khi tiến hành siêu âm 4D, sẽ cho thấy hình thái rõ ràng của thi nhi khi bị các vấn đề về dị dạng, sứt môi, nhịp tim…
Kiểm tra huyết áp cho mẹ bầu
Mỗi lần đi khám thai, mẹ bầu sẽ được kiểm tra huyết áp. Đây là một xét nghiệm không xâm lấn, không gây đau. Thông qua các chỉ số đo được, bác sĩ sẽ xác định được bạn có bị cao huyết áp không.
Cao huyết áp chính là một trong những nguy cơ dẫn đến tiền sản giật. Ngoài ra, huyết áp cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận và gan của mẹ bầu. Việc phát hiện sớm cao huyết áp thai kỳ giúp bạn được điều trị đúng cách, ngăn ngừa các biến chứng xấu.
Kiểm tra cân nặng trong thai kỳ
Trong mỗi lần thăm khám, mẹ bầu sẽ được kiểm tra cân nặng để xác định liệu cân nặng của bạn có đang trong mức an toàn không. Nếu mẹ bầu có cân nặng vượt mức so với chiều cao thì sẽ gia tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề về sức khỏe trong suốt thai kỳ. Bạn cần có 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện đều đặn.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH THỜI KỲ GIAO MÙA
CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TRONG GIAI ĐOẠN GIAO MÙA
NGƯỜI CAO TUỔI NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ GIẤC NGỦ TỐT
MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM HAY GẶP VÀO MÙA THU ĐÔNG
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP PHÒNG NGỪA BỆNH HÔ HẤP KHI GIAO MÙA