Vào 3 tháng cuối thai kỳ, các mẹ bầu có thể dễ dàng nhận thấy từ sự thay đổi của cơ thể đến những chuyển động mạnh mẽ của thai nhi. Do vậy, mẹ bầu nên cẩn trọng hơn trong việc ăn uống cũng như các thói quen sinh hoạt để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Để đảm bảo được điều đó, thì mẹ bầu cần kiêng kỵ những điều cần thiết sau để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Mẹ bầu không nên đi xa
Những chuyến đi xa không chỉ khiến các mẹ bầu trở nên mệt mỏi mà còn ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, thậm chí các mẹ còn có thể gặp phải những tình huống không như mong đợi như việc sinh con trên đường vì không kịp đến bệnh viện. Bởi ở giai đoạn này, bụng bầu có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào nên các mẹ bầu cần lưu ý nhé.
Kiêng lái xe máy
Lái xe máy khi bụng bầu quá lớn, mẹ bầu sẽ khó giữ thăng bằng khi điều khiển xe cũng như khó xử lý khi phát sinh những tình huống bất ngờ. Trong giai đoạn này, chị em nên nhờ chồng hoặc người thân chở đi, không nên tùy tiện tự lái xe máy.
Hạn chế quan hệ tình dục
Đối với mẹ bầu có sức khỏe không tốt thì nên kiêng quan hệ để tránh động thai, gây ảnh hưởng sức khỏe thai nhi.
Mẹ bầu cần tránh căng thẳng
Mẹ bầu 3 tháng cuối bị stress, cơ thể sẽ tiết ra những cảm xúc tiêu cực gây tác động tới thai nhi, khiến bé trở nên buồn bã, nhạy cảm hơn sau khi sinh ra. Mẹ hãy giữ cho mình tâm trạng thoải mái, vui vẻ, không làm việc quá sức hay để áp lực công việc gây ra stress căng thẳng.
Hạn chế nằm ngửa
Thai nhi trong giai đoạn 3 tháng cuối đã khá lớn nên bụng mẹ to ra nhiều. Việc nằm ngủ ở tư thế ngửa là cấm kỵ vì có thể cản trở lưu thông máu, chèn ép thai nhi. Bác sĩ khuyến cáo mẹ chỉ nên ngủ ở tư thế nằm nghiêng (tốt nhất là nghiêng sang trái).
Tránh ngồi quá lâu
Việc ngồi quá lâu sẽ khiến mẹ bị máu lưu thông chậm, khiến mẹ đau lung, gây khó thở do áp lực thai đè lên các bộ phận lân cận.
Tránh mặc quần lót tối màu
Quần lót tối màu cản trở việc theo dõi dịch tiết âm đạo. Ngoài ra còn không thể phát hiện những bất thường như rỉ ối, viêm nhiễm, chảy máu để xử lý kịp thời.
Chế độ ăn uống
– Tuyệt đối không ăn quá mặn: Việc ăn mặn quá mức và kéo dài dễ khiến mẹ bị tăng huyết áp, tiền sản giật, tình trạng tích nước, phù nề tay chân trầm trọng hơn, thai nhi rối loạn hấp thu dưỡng chất. Mẹ nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả giải khát để lọc ối và giải độc, loại bỏ lượng muối tồn đọng trong cơ thể.
– Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt bởi sẽ gây tiểu đường cuối thai kỳ ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé. Để phòng tránh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về kết quả xét nghiệm máu và lời khuyên về chế độ ăn uống.
– Không ăn đồ tái, sống: Những món tái sống rất dễ bị nhiễm khuẩn bởi nó chứa ký sinh trùng gây bệnh, đặc biệt nguy hiểm cho mẹ bầu ở mọi giai đoạn thai kỳ.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM ĐAU MẮT ĐỎ CHO MẸ BẦU
ĐAU MẮT ĐỎ KHI MANG THAI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN EM BÉ KHÔNG?
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ ĐANG GIA TĂNG, CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA?
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ NHƯ THẾ NÀO?
ĐAU MẮT ĐỎ LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG