Việc điều trị thiếu máu cần căn cứ trên nguyên nhân gây nên tình trạng này để đưa ra phương pháp trị bệnh thích hợp. Tuy nhiên, dù áp dụng phương pháp nào thì cũng cần đảm bảo nguyên tắc là xác định đúng nguyên nhân và điều trị dựa vào nguyên nhân kết hợp với truyền bù hồng cầu.
Chẩn đoán thiếu máu ra sao?
Để chẩn đoán thiếu máu, các bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu và triệu chứng kể trên kết hợp với thăm khám lâm sàng để đưa ra những chẩn đoán sơ bộ.
Sau đó bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm, đặc biệt là xét nghiệm máu đối với bệnh thiếu máu, để chẩn đoàn tình trạng thiếu máu kết hợp với các xét nghiệm khác để đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân thiếu máu. Các xét nghiệm có thể là:
– Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: giúp chẩn đoán tình trạng thiếu máu ở người bệnh thông qua việc khảo sát tất cả thông số của máu và hồng cầu.
– Đo hàm lượng Ferritin: Ferritin giảm chứng tỏ trữ lượng sắt trong cơ thể giảm.
– Đo hàm lượng acid folic và vitamin B12.
– Tủy đồ: đôi khi tủy đồ cần được thực hiện khi kết quả công thức máu và các xét nghiệm khác không giải thích được nguyên nhân gây bệnh
Điều trị thiếu máu như thế nào?
Tình trạng thiếu máu có thể được cải thiện bằng nhiều cách khác nhau và còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại và nguyên nhân gây thiếu máu của người đang bị bệnh.
Điều trị không dùng thuốc
– Bệnh nhân nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu sắt.
– Dùng chung nước cam hoặc vitamin C với các bữa ăn để tăng hấp thu sắt.
– Dùng vừa phải các loại thức uống như sữa, café, trà do làm giảm hấp thu sắt.
Điều trị thiếu máu thiếu sắt
– Điều trị bằng sắt đường uống là lựa chọn đầu tay, phù hợp và hiệu quả trong điều trị thiếu máu thiếu sắt;
– Liều điều trị cho người lớn khoảng 150 – 200mg sắt nguyên tố/ ngày thường được chia làm 2 hoặc 3 lần để dung nạp tốt.
Trường hợp thiếu máu do thiếu vitamin B12 và folate
Cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc tăng cường bổ sung vitamin B12 trong bữa ăn hằng ngày. Nguồn thực phẩm cung cấp nguồn vitamin B12 dồi dào bao gồm thịt, gan, thận, các loại cá, các loại ốc (như hàu, trai), sữa và chế phẩm từ sữa, trứng, …
Trong một số trường hợp thiếu máu nghiêm trọng, người bệnh có thể cần truyền máu để nhanh chóng cải thiện tình trạng.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
CÁC GIAI ĐOẠN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
DI CĂN GAN DO UNG THƯ PHỔI: ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHỨC NĂNG GAN
DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHI UNG THƯ PHỔI ĐÃ LAN RỘNG