THIẾU MÁU – NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU CẦN BIẾT

Thiếu máu xảy ra khi máu của bạn bị giảm số lượng tế bào hồng cầu, gây khó khăn cho việc vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể. Cùng Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tìm hiểu về bệnh lý này nhé!

Thiếu máu là gì?

WHO định nghĩa thiếu máu là tình trạng lượng huyết sắc tố và hồng cầu ở trong máu giảm làm xuất hiện tình trạng các mô của cơ thể bị thiếu oxy. Tình trạng thiếu máu được xác định theo độ tuổi và giới tính như sau:

– Nam giới: chỉ số Hemoglobin dưới 130 g/l (13 g/Dl).

– Nữ giới: chỉ số Hemoglobin dưới 120 g/l (12 g/Dl).

– Người cao tuổi: chỉ số Hemoglobin dưới 110 g/l (11 g/Dl).

Nguyên nhân gây thiếu máu

Thiếu máu do thiếu sắt

– Đây là loại thiếu máu phổ biến nhất do thiếu chất sắt trong cơ thể. Tủy xương cần sắt để tạo ra huyết sắc tố. Nếu không có đủ chất sắt, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ lượng huyết sắc tố cho các tế bào hồng cầu.

– Loại thiếu máu này xảy ra ở phụ nữ mang thai hoặc thường xuyên bị mất máu, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, lở loét, ung thư và sử dụng thường xuyên một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, đặc biệt là aspirin, có thể gây viêm niêm mạc dạ dày dẫn đến mất máu.

Thiếu máu do thiếu vitamin B12 và folate

– Vitamin B12 và folate đều cần thiết cho quá trình sản sinh hồng cầu ở tủy xương. Do đó, sự thiếu hụt hai dưỡng chất này sẽ gây suy giảm về mặt số lượng hồng cầu mới được sinh ra.

– Một số ví dụ đặc trưng về thiếu máu do thiếu vitamin có thể kể đến như thiếu máu hồng cầu to và thiếu máu ác tính.

Chế độ ăn uống không đủ chất

– Các nguồn thực phẩm chứa nhiều chất sắt bao gồm thịt, gia cầm, cá và các loại thực phẩm chức năng bổ sung chất sắt. Nếu bạn không thường xuyên ăn các loại thực phẩm nêu trên, bạn có khả năng sẽ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

– Ăn chay cũng giúp bạn bổ sung đủ chất sắt cho cơ thể. Một số nguồn thực phẩm chay chứa nhiều sắt có thể kể đến như bánh mì, ngũ cốc, đậu, đậu hũ, trái cây sấy khô, rau bó xôi và các loại rau xanh.

Thiếu máu do sự phá hủy các tế bào máu hồng cầu

– Khi các tế bào hồng cầu mỏng manh và có thể vỡ sớm hơn bình thường sẽ gây ra bệnh thiếu máu tán huyết.

– Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này gồm: Bệnh lupus ban đỏ; Các bệnh truyền qua gen; Lách to khiến các tế bào hồng cầu bị phá hủy quá sớm; Ghép mạch máu, van tim nhân tạo, khối u, bỏng nặng, tăng huyết áp nặng và rối loạn đông máu, …

Tan máu bẩm sinh

Tan máu bẩm sinh là bệnh lý huyết học mang tính di truyền, liên quan đến sự bất thường của hemoglobin- một loại cấu trúc protein trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy. Ở những người bị tan máu bẩm sinh, các hồng cầu bị phá hủy quá mức sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Những dấu hiệu thiếu máu bạn cần biết

– Cảm giác cơ thể mệt mỏi, các khối cơ hoạt động yếu hơn trước đó.

– Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đặc biệt khi thay đổi tư thế.

– Da xanh xao, nhợt nhạt.

– Phần móng tay kém hồng hào hơn bình thường.

– Cảm nhận nhịp tim không đều, có cơn hồi hộp đánh trống ngực.

– Chân tay lạnh, tê bì.

– Kém tập trung, nhanh uể oải, thường xuyên buồn ngủ khi bắt đầu học tập hoặc làm việc.

 

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ




    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline