Xơ gan giai đoạn 4 (giai đoạn cuối) tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể được điều trị để giảm bớt các triệu chứng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu. Dưới đây là cách điều trị các biến chứng thường gặp nhất khi bị xơ gan giai đoạn cuối mọi người có thể tham khảo:
Các phương án điều trị xơ gan giai đoạn 4
Một số phương pháp y học điều trị xơ gan giai đoạn cuối đang được sử dụng phổ biến bao gồm:
– Chọc dịch ổ bụng.
– Sử dụng các loại thuốc kê toa theo phác đồ điều trị.
– Ghép gan cho người bệnh
Trong đó, hai liệu pháp đầu thường được sử dụng chủ yếu để dễ dàng kiểm soát tiến triển phát triển chung của bệnh, giảm một số triệu chứng và có thể ngăn ngừa phát sinh nhiều biến chứng khác. Còn phương án ghép gan có thể trực tiếp loại bỏ được những mô sẹo trên gan của người bệnh, vì vậy đây được đánh giá là phương án điều trị tiềm năng nhất dành cho những bệnh nhân đang bị xơ gan giai đoạn cuối.
Điều trị các biến chứng của xơ gan giai đoạn 4
Điều trị cổ trướng và phù nề
Thực hiện chọc hút dịch hoặc phẫu thuật nhằm đào thải bớt lượng dịch tích tụ trong ổ bụng. Để phòng tránh tình trạng cổ trướng trở nên nghiêm trọng hơn thì bạn phải duy trì chế độ ăn nhạt trong suốt khoảng thời gian sau này.
Điều trị giãn tĩnh mạch
Nếu người bệnh bị giãn tĩnh mạch thực quản do chèn ép quá độ sẽ được cải thiện bằng thủ thuật thắt tĩnh mạch thực quản, đặt stent hoặc tiêm xơ. Điều trị tình trạng giãn tĩnh mạch để ngăn ngừa tình trạng chảy máu trong do tiêm xơ, thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su, …
Điều trị nhiễm trùng
Khi bị nhiễm trùng, người bệnh sẽ được kê đơn điều trị bằng kháng sinh giúp loại bỏ bớt vi khuẩn gây hại trong gan. Tùy thuộc vào tác nhân gây ra bệnh mà loại kháng sinh được kê đơn cũng có sự khác nhau.
Điều trị não gan
Nếu người bệnh có dấu hiệu bị não gan, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc hỗ trợ đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể, hạn chế nguy cơ nhiễm độc não dẫn đến não gan.
Điều trị ngoại khoa xơ gan độ 4
Người bệnh có thể được tiến hành cấy ghép gan, nhưng chi phí rất đắt và phải lựa chọn lá gan khỏe mạnh thì phương pháp này mới đạt hiệu quả cao
Lưu ý chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cho người xơ gan giai đoạn 4
– Người bệnh cần có chế độ sinh hoạt hợp lý kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.
– Luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý dừng sử dụng thuốc hay tự ý thay thế thuốc.
– Giảm ăn muối, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi… để giúp nhuận tràng và tăng kali tốt cho sức khỏe người bệnh.
– Nói không với rượu bia, chất kích thích và các loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe khác. Hạn chế ăn thực phẩm mặn chứa nhiều muối gây tích nước trong cơ thể. Đồng thời tránh xa đồ chiên xào nhiều dầu mỡ và chất béo động vật.
– Cần chú ý uống đủ nước từ 1-1,5 lít/ngày. Người bệnh nên uống các loại nước có tác dụng lợi mật, tốt cho gan như: trà actiso, trà xanh, nước lá cây nhọ nồi, nhân trần.
Xơ gan giai đoạn cuối là bệnh lý không có khả năng điều trị khỏi, vì thế mọi người nên ưu tiên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để có thể sớm phát hiện ra các bất thường tại gan và có các biện pháp can thiệp đúng cách ngay từ đầu thì bạn nên làm xét nghiệm gan định kỳ 6 tháng/lần.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH DẪN ĐẾN UNG THƯ PHỔI
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU UNG THƯ PHỔI GIÚP PHÁT HIỆN BỆNH TỪ SỚM
VIÊM PHỔI VÀ VIÊM PHẾ QUẢN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
TẦM SOÁT PHỔI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẦM SOÁT PHỔI ĐỊNH KỲ
CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN PHỔI