CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH THIẾU MÁU HỒNG CẦU TO NHƯ THẾ NÀO?

Trước tiên cần xác định bệnh thiếu máu hồng cầu to xuất phát từ thiếu hụt Vitamin hay folate để có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả, kịp thời.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh thiếu máu hồng cầu to

Khi bệnh nhân đến thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử y tế, lối sống và thói quen ăn uống của người bệnh. Những thông tin này có thể giúp chẩn đoán bạn có nguy cơ thiếu chất sắt, folate hoặc bất kỳ vitamin B nào khác hay không.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu máu và các tế bào hồng cầu. Nếu xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) cho thấy thiếu máu, bác sĩ sẽ làm một xét nghiệm khác được gọi là phết máu ngoại vi giúp phát hiện sớm tình trạng hồng cầu to hoặc hồng cầu nhỏ.

Các xét nghiệm máu bổ sung khác cũng có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra hồng cầu to. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể xét nghiệm để kiểm tra mức độ dinh dưỡng, và các vấn đề rối loạn sử dụng rượu, bệnh gan, suy giáp.

Điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu to như thế nào?

Trước tiên cần xác định bệnh thiếu máu hồng cầu to xuất phát từ thiếu hụt Vitamin hay folate để có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả, kịp thời.

Điều trị khi nguyên nhân do thiếu vitamin B12

Nguyên nhân chủ yếu gây nên căn bệnh thiếu máu hồng cầu to này là do trong cơ thể thiếu đi vitamin B12, vì thế chúng ta cần nên bổ sung vitamin B12 hàng tháng bằng cách đi tiêm hoặc sử dụng một số loại thực phẩm sau đây: trứng, thịt gà, ngũ cốc, sữa, …

Điều trị căn bệnh khi nguyên nhân do thiếu axit folic

Cách để bổ sung axit folic này hiệu quả nhất đó là bằng viên uống hoặc là tiêm vào cơ thể. Ngoài 2 việc trên thì việc cung cấp axit folic này còn một cách rất hiệu quả đó là bổ sung nó bằng cách ăn một số loại thực phẩm như: cam, lạc, đậu lăng, …

Bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B12 và folate bao gồm:

Trứng

Đậu lăng

Thịt đỏ, thịt cá

Động vật có vỏ

Ngũ cốc nguyên hạt

Trái cây giàu vitamin C

Rau lá xanh đậm, như cải xoăn và rau bó xôi

Một số biện pháp khác

Bệnh thiếu máu hồng cầu to liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác sẽ được khắc phục như sau:

– Truyền máu nếu thiếu máu nặng.

– Dùng thuốc điều trị thích hợp nếu thiếu máu liên quan đến bệnh gan, bệnh tự miễn và rối loạn tuyến giáp.

– Cấy ghép tủy xương: khi thiếu máu liên quan đến rối loạn tủy xương.

– Thay đổi lối sống: Bỏ các thói quen khiến thiếu máu trầm trọng hơn như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, …

– Thay đổi thuốc điều trị nếu nó làm giảm hấp thu Vitamin và folate.

 

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ




    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline