THIẾU MÁU HỒNG CẦU NHỎ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

“Thiếu máu hồng cầu nhỏ có nguy hiểm không?” là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Ban đầu người bị thiếu máu nhẹ có thể cảm thấy bình thường, chưa ảnh hưởng nhiều. Thế nhưng theo thời gian, nếu không điều trị, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể.

Nếu không điều trị sớm, thiếu máu có thể gây ra nhiều biến chứng:

Mệt mỏi nghiêm trọng: Khi thiếu máu nghiêm trọng, bạn có thể mệt mỏi đến nỗi bạn không thể hoàn thành công việc hàng ngày. Bạn có thể kiệt sức để làm việc hay chơi

– Vấn đề về tim: Thiếu máu có thể dẫn đến tim đập nhanh hoặc không đều (rối loạn nhịp tim). Trái tim của bạn phải bơm nhiều máu hơn để bù đắp cho sự thiếu oxy trong máu khi bạn đang bị thiếu máu. Điều này thậm chí có thể dẫn đến suy tim sung huyết

– Tử vong: Một số thiếu máu di truyền, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm, có thể nghiêm trọng và dẫn đến những biến chứng đe dọa tính m

ạng. Mất quá nhiều máu sẽ nhanh chóng dẫn đến thiếu máu cấp tính nặng và có thể gây tử vong.

Ai là người có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ?

– Không đáp ứng đủ nhu cầu sắt của cơ thể như: trẻ trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai và đang cho con bú, … Chế độ dinh dưỡng của những đối tượng này cần tăng cường bổ sung sắt, nếu vẫn ăn uống như thường ngày sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu sắt cho cơ thể.

– Một số đối tượng khác gồm: người ăn uống không đủ chất, mắc bệnh làm giảm khả năng hấp thu chất sắt (như viêm dạ dày, viêm ruột, đã cắt bỏ một phần dạ dày, ruột), ăn nhiều thực phẩm làm giảm hấp thu sắt (như tanin, phytate có trong trà, chè, cà phê, nước có ga), …

– Thiếu sắt do mất máu mạn tính: Một số bệnh gây mất máu mạn tính như loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu, ung thư ở các cơ quan trong đường tiêu hóa, viêm đường tiết niệu chảy máu, phụ nữ bị mất máu nhiều khi hành kinh, người bị mất máu nhiều sau tai nạn, sau phẫu thuật, …

– Bẩm sinh bị rối loạn chuyển hóa sắt: Trường hợp này hiếm gặp, chỉ xảy ra khi cơ thể không tổng hợp được transferrin (glycoprotein trong máu có vai trò liên kết và vận chuyển sắt).

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ




    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline