Xuất huyết tiêu hóa là một tình trạng bệnh rất nguy hiểm. Người bệnh cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trong quá trình điều trị, chế độ ăn cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa là một vấn đề cần lưu ý, ảnh hưởng trực tiếp đến việc bệnh nhân hồi phục nhanh hay chậm. Dưới đây là một số loại thực phẩm cần thiết cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa:
Thức ăn mềm, loãng
Trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh chỉ được tiêu thụ các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh hầm nhừ, sữa nguội, sữa chua, … Đây là những loại thực phẩm dễ tiêu hoá và không gây kích thích đường tiêu hóa.
Sữa
Sữa là thức uống vô cùng cần thiết cho người bị xuất huyết tiêu hóa. Các thành phần thiết yếu cho sức khỏe như vitamin K, D, canxi, E, selen, kẽm, magie, photpho đều được tìm thấy ở sữa.
Trong những ngày đầu mới bị bệnh, sữa chính là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu để duy trì sự sống cho người bệnh.
Cháo
Cháo là món ăn thân thiện với dạ dày. Nó đảm bảo cung cấp đầy đủ nước, tinh bột, chất đạm đường và chất xơ cho người bệnh nhanh chóng khôi phục sức khỏe nhưng không làm tăng gánh nặng cho đường ruột. Nhờ đó các tế bào ở niêm mạc ống tiêu hóa sẽ có khả năng tái tạo tốt hơn.
Tinh bột
Thức ăn giàu tinh bột như bánh mì mềm, cơm, xôi, khoai lang, khoai tây có tác dụng tạo một lớp màng bọc niêm mạc dạ dày rất tốt cho người mắc bệnh đường tiêu hóa nói chung và người bệnh xuất huyết tiêu hóa nói riêng.
Thực phẩm có khả năng thấm hút axit dạ dày
Người bệnh có thể ăn bánh mì để giúp thẩm thấu và làm giảm axit trong dạ dày, ngăn ngừa viêm loét cục bộ. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn những món này khi sức khỏe đã ổn định và dạ dày không còn chảy máu.
Rau củ ít chất xơ
Khi chọn rau xanh, bạn ưu tiên cho những loại rau củ non bởi chúng rất dễ tiêu hóa, không gây ma sát với đường ruột. Ngoài ra, chất xơ còn đóng vai trò giảm tiết dịch vị, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu hóa và tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có lợi phát triển trong đường ruột.
Thực phẩm giàu vitamin
Các loại trái cây như quả bơ, táo, đu đủ chín, … sẽ cung cấp vitamin, khoáng chất để tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời nhóm thực phẩm này còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại nhiều bệnh tật.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?