Đau dạ dày là tình trạng người bệnh gặp phải các cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc tức tại vùng bụng trên do rối loạn vận động của dạ dày và có tăng tiết axit dịch vị dạ dày hoặc do dạ dày bị tổn thương vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ăn uống không đúng giờ giấc
Do bận rộn cùng thói quen dậy muộn, nhiều người bỏ qua bữa sáng. Bữa trưa có khi cũng để đến 13-14h. Bữa tối lại thường ăn rất muộn và ăn nhiều. Lượng thức ăn nạp vào cơ thể không theo nhịp sinh học bình thường (sáng, trưa ăn nhiều, tối ăn ít). Dịch vị dạ dày (axit HCl) tiết ra quá mức sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Ăn quá nhanh
Ăn trưa muộn, ăn thật nhanh, nhai không kỹ thức ăn xuống dạ dày vẫn ở dạng thô, chưa được trộn đều với men tiêu hóa trong nước bọt, làm tăng gánh nặng cho dạ dày, dịch dạ dày phải tiết nhiều hơn để tiêu hóa. Đây là nguyên nhân của những cơn đau dạ dày cấp tính.
Căng thẳng kéo dài
Tâm trạng và tinh thần của mỗi người có mối liên quan nhất định với quá trình tiêu hóa. Khi bạn bị căng thẳng, hay buồn phiền sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hệ bài tiết, tiêu hóa. Do đó, những người bị trầm cảm, lo lắng hay bị tổn thương về tinh thần sẽ dễ gặp phải các bệnh về dạ dày.
Sử dụng thuốc tây không kiểm soát
Các rất nhiều các loại thuốc mà nếu như bạn làm dụng nó có thể khiến bạn mắc một số bệnh về dạ dày. Ví dụ như thuốc chống viêm như Phenylbutazon, indomethacin, aspirin, … Đây đều là những thuốc giảm đau, nhưng chúng lại gây ức chế tổng hợp Prostaglandin- đây là chất bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (Vi khuẩn HP)
HP là một trong những loại virus sinh sống và phát triển trong dạ dày của con người và chúng có thể gây ra tổn thương đến niêm mạc dạ dày gây ra các vết viêm loét trong dạ dày. Ngoài ra vi khuẩn HP có thể lan truyền qua rất nhiều con đường khác nhau vì vậy có rất nhiều khả năng nguyên nhân bị đau dạ dày chính là do nhiễm khuẩn này.
Chứng khó tiêu chức năng
Với chứng khó tiêu chức năng, thông thường bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau, tức hoặc nóng rát tại vùng thượng vị, ăn nhanh no và ậm ạch sau khi ăn. Để điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi dạ dày để xác định tình trạng niêm mạc, chỉ có viêm teo hay đã tiến triển thành viêm loét niêm mạc dạ dày, sau đó bác sĩ sẽ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của người bệnh.
Người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia
Thói quen hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân mắc bệnh dạ dày phổ biến hiện nay. Thuốc lá có rất nhiều chất độc hại làm tăng việc bài tiết HCL và Pepsin, đây là hai nguyên nhân dẫn đến việc mòn lớp niêm mạc dạ dày.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên tới 40%, thậm chí tới 82% ở người nghiện thuốc nặng so với người không hút thuốc lá. Một số nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ cao bị ung thư dạ dày xảy ra ở những người nghiện rượu.
Hầu hết các chất có trong rượu bia đều khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương dần dần dẫn đến khả năng bị viêm loét dạ dày hay nặng hơn là chảy máu hoặc thủng dạ dày nếu không được điều trị kịp thời.
Ngồi lâu một chỗ, ít vận động
Ngồi liên tục nhiều giờ mà không đứng dậy cơ thể thiếu vận động khiến nhu động dạ dày-ruột giảm, dịch tiêu hóa bài tiết cũng giảm, cơ thể mệt mỏi, kém linh hoạt, thụ động tăng nguy cơ béo phì. Từ đó làm tăng áp lực lên dạ dày, tiết dịch dạ dày nhiều dẫn tới đau dạ dày, gây ra các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, đau tức, nóng rát dạ dày khó chịu, ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống.
Sau khi xác định được nguyên nhân gây đau dạ dày, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp dựa trên tình trạng bệnh cũng như thể trạng của người bệnh.
Vì vậy, người bệnh cần chú ý theo dõi tình trạng bệnh cùng những triệu chứng đi kèm và đến các cơ sở y tế uy tín, thăm khám với bác sĩ chuyên khoa sớm để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU NHƯ THẾ NÀO?
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM NÃO MÔ CẦU
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU
VIÊM NÃO MÔ CẦU CÓ LÂY KHÔNG? LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?
VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU CÓ NHỮNG LOẠI NÀO?
SỰ NGUY HIỂM CỦA VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU?