THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG

Trong các thể thoát vị đĩa đệm thì bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có diễn biến âm thầm, khó phát hiện ở giai đoạn sớm.  Việc nhận biết đúng các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn phòng tránh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, có thể xuyên qua dây chằng, chèn ép màng cứng, rễ thần kinh và tủy sống.Tình trạng này có thểxảy ra ở bất kì vị trí nào của cột sống. Tuy nhiên thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là phổ biến nhất, thường biểu hiện trên lâm sàng bằng hội chứng thắt lưng hông điển hình – đau nhức cột sống thắt lưng lan xuống mông và chân.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng đĩa đệm cột sống thắt lưng không còn khả năng giảm xóc, nâng đỡ phần trên. Thông thường, đốt sống L4 – L5 và L5 – S1 là các vị trí dễ bị thoát vị đĩa đệm lưng nhất, bởi 2 đĩa đệm này nằm ở vị trí mang tính bản lề của cột sống.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

– Các cơn đau do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thông thường là hậu quả của một quá trình dài diễn ra trong nhiều năm tháng sinh hoạt và làm việc, nhưng cũng có thể xảy ra đột ngột.

– Lão hóa là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Theo thời gian, các đĩa đệm bắt đầu khô lại làm cho vòng ngoài cứng chắc trở nên giòn hơn, dễ bị nứt vỡ bởi các chuyển động dù chỉ rất nhẹ, ví dụ như cúi xuống nhặt đồ vật, vươn người đánh cầu lông hay xoay người để bước lên xe…

– Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng còn có thể là do chấn thương, va chạm hoặc tai nạn.

– Các yếu tố nguy cơ của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:

Giới tính: Nam giới có nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cao gấp đôi so với nữ giới.

+ Công việc nặng nhọc: Đặc thù công việc thường xuyên phải kéo, đẩy, gập người, khuân vác vật nặng hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động trong suốt 8 – 10 tiếng làm tăng áp lực lên cột sống và đĩa đệm, dễ gây tình trạng thoát vị.

+ Béo phì: Cân nặng dư thừa, vượt quá tiêu chuẩn gây áp lực, khiến đĩa đệm bị quá tải, tăng nguy cơ gặp các vấn đề ở cột sống lưng. Đồng thời, tình trạng này cũng gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh.

+ Yếu tố di truyền: Người có người thân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng có khả năng mắc bệnh này trong tương lai.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bệnh tiến triển theo 2 giai đoạn:

– Ở giai đoạn đau cấp: Là giai đoạn đau lưng cấp xuất hiện sau một chấn thương hay gắng sức. Về sau mỗi khi có những gắng sức tương tự thì đau lại tái phát. Trong giai đoạn này có thể có những biến đổi của vòng sợi lồi ra sau, hoặc toàn bộ đĩa đệm lồi ra sau mà vòng sợi không bị tổn thương.

– Ở giai đoạn chèn ép rễ: Đã có những biểu hiện của kích thích hay chèn ép rễ thần kinh, xuất hiện các triệu chứng của hội chứng rễ: đau lan xuống chân, đau tăng khi đứng, đi, hắt hơi, rặn… nằm nghỉ thì đỡ đau.

Ở giai đoạn này vòng sợi đã bị đứt, một phần hay toàn bộ nhân nhầy bị tụt ra phía sau (thoát vị sau hoặc sau bên), nhân nhầy chuyển dịch gây ra chèn ép rễ. Bên cạnh đó, những thay đổi thứ phát của thoát vị đĩa đệm như: phù nề các mô xung quanh, ứ đọng tĩnh mạch, các quá trình dính, … làm cho triệu chứng bệnh tăng lên.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline