Rất nhiều người thắc mắc rằng “có phải đã tiêm vắc xin thì chắc chắn không nhiễm Covid-19 nữa không?” Dưới đây là những thông tin hy vọng sẽ có ích cho mọi người. Cùng theo dõi nhé!
Hiệu quả của vắc xin
Không một loại vắc xin nào có hiệu quả phòng bệnh 100%, vắc xin Covid-19 của AstraZeneca và Đại học Oxford được chứng minh tạo hiệu quả bảo vệ lên đến 89%, số còn lại tiêm xong vẫn có thể nhiễm bệnh, mặc dù vậy bệnh sẽ nhẹ đi rất nhiều, tỷ lệ nằm viện hoặc biến chứng nặng là không xảy ra.
Theo nghiên cứu, ba tuần sau liều đầu tiên của vắc xin, 7 trong số 10 người được bảo vệ ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, có thể không đủ để bảo vệ chống lại bệnh Covid-19 vì vậy cần tiêm thêm một liều thứ hai.
Mặc dù vắc xin ngừa Covid-19 có hiệu quả cao, nhưng không thể bảo vệ bạn được 100%. Những người đã tiêm vắc xin vẫn có nguy cơ mắc Covid-19, với tỉ lệ rất thấp. Nhưng triệu chứng bệnh của những người đã tiêm vắc xin thường nhẹ, không diễn biến nghiêm trọng, không tử vong.
Thực hiện thông điệp 5k
Sau tiêm chủng, người được chủng ngừa vẫn cần phải tiếp tục tuân thủ các quy tắc địa phương, thực hiện thông điệp 5k của Bộ Y tế bao gồm: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế để giảm thiểu nguy cơ.
Mỗi người cần phải kết hợp song song, hài hợp, hợp lý cả hai yếu tố vắc xin COVID-19 + 5K thì công tác phòng, chống dịch mới đạt hiệu quả cao, sớm đạt được mục đích xóa bỏ đại dịch.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
ĐIỀU TRỊ BỆNH GAN DO VIRUS: NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ HIỆN NAY
CHẨN ĐOÁN BỆNH GAN DO VIRUS: LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM?
BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH GAN DO VIRUS – NHỮNG NGUY CƠ KHÔNG THỂ XEM THƯỜNG
BỆNH GAN DO VIRUS – NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CẦN LƯU Ý
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BỆNH SỞI VÀ DỊ ỨNG
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT BỆNH SỞI VÀ SỐT PHÁT BAN DO VIRUS?