Thai kỳ cũng có thể có ảnh hưởng lên u nang buồng trứng. Biến chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, kể cả sau sinh. Đặc biệt là trong những ngày đầu sau sinh. Nguyên nhân là bởi thành bụng mềm nhão, ổ bụng rỗng nên rất dễ dẫn đến biến chứng xoắn u. Liệu bệnh lý này có nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi?
Bệnh u nang buồng trứng lúc mang thai thường có 2 dạng:
– U nang buồng trứng hoàng thể: U nang này hình thành do thay đổi nội tiết trong thời kỳ mang thai, thường biến mất sau 3 tháng đầu thai kỳ. U nang hoàng thể là u nang lành tính, không đáng lo ngại.
– U nang buồng trứng thực thể: U nang buồng trứng thực thể thường gặp ở phụ nữ từng nạo hút thai, sảy thai. U nang buồng trứng này thông thường đã hình thành trong một thời gian khá dài, nhưng chị em chỉ phát hiện ra khi đi khám thai.
Nguyên nhân gây bệnh u nang buồng trứng khi mang thai
Trong suốt thời gian mang thai, hoàng thể trong cơ thể người phụ nữ sẽ tiết ra các hooc môn giúp niêm mạc tử cung phát triển, tạo điều kiện tốt nhất cho phôi thai làm tổ. Quá trình này sẽ diễn ra cho đến khoảng 12 tuần, khi bánh nhau hoàn thiện và có thể đảm nhận chức năng này. Trong trường hợp bình thường, hoàng thể sẽ teo nhỏ dần, thoái hóa và tiêu biến. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, hoàng thể không mất đi mà vẫn hiện diện trên buồng trứng, tạo thành các nang. Bên cạnh đó, khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có thể có nhiều nang buồng trứng và tồn tại trong suốt thai kỳ, gây ra tình trạng u nang buồng trứng.
U nang buồng trứng lúc mang thai có nguy hiểm không?
U buồng trứng khi mang thai có thể gây sảy thai do hoàng thể phát triển không đầy đủ trong những tuần đầu của thai nghén dẫn đến sảy thai hoặc do khối u chèn ép vào tử cung, kích thích tử cung, làm cho tử cung co bóp nên thai bị đẩy ra ngoài.
Hoặc thai nhi vẫn phát triển bình thường nhưng về sau, khối u to chèn ép tử cung, kích thích co bóp gây đẻ non.
Loại u to, dạng đặc có thể chèn ép lên tử cung cản trở sự phát triển của tử cung đang mang thai nhi, chèn ép lên ruột, bàng quang gây bí tiểu, táo bón cho thai phụ.
Ngoài ra, khối u buồng trứng có thể cản trở sự bình chỉnh ngôi thai do khối u của buồng trứng chèn ép vào tử cung khiến ngôi thai bất thường như ngôi ngang, ngôi ngược, … Khối u cũng có thể cản trở tiến triển quá trình chuyển dạ nên phải mổ lấy thai.
U buồng trứng khi mang thai có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, để có một thai kỳ khỏe mạnh, phụ nữ khi có ý định mang thai cần đi khám sức khỏe toàn diện để đảm bảo sức khỏe cho sự phát triển của thai nhi.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH DẪN ĐẾN UNG THƯ PHỔI
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU UNG THƯ PHỔI GIÚP PHÁT HIỆN BỆNH TỪ SỚM
VIÊM PHỔI VÀ VIÊM PHẾ QUẢN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
TẦM SOÁT PHỔI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẦM SOÁT PHỔI ĐỊNH KỲ
CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN PHỔI