ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA NHƯ THẾ NÀO?

Trường hợp nhẹ, cơn đau thần kinh tọa có thể tự hết sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn thấy các triệu chứng: Cơn đau xảy ra đột ngột, dữ dội ở lưng hoặc chân, gây tê và yếu cơ ở chân; Bị đau sau một chấn thương nặng, chẳng hạn như tai nạn giao thông; Gặp khó khăn trong việc kiểm soát ruột hay bàng quang… không thuyên giảm sau khi đã áp dụng các biện pháp tự chăm sóc hoặc cơn đau kéo dài hơn 1 tuần, tăng dần mức độ nghiêm trọng, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời.

Điều trị bằng thuốc

– Khi cơn đau xuất hiện bất chợt hoặc gây đau đớn quá lớn cho người bệnh thì trong trường hợp này có thể sử dụng thuốc giảm đau. Tùy theo mức độ mà người bệnh nên sử dụng loại thuốc giảm đau phù hợp. Nếu người bệnh còn bị bệnh liên quan đến dạ dày thì cần bổ sung những loại thuốc hỗ trợ và bảo vệ dạ dày để tránh gặp phải những tình trạng xấu không mong muốn.

– Bên cạnh thuốc giảm đau thì người bệnh còn có thể điều trị bằng một số loại thuốc khác như: thuốc giãn cơ, giảm đau thần kinh, thuốc vitamin nhóm B hay tiêm corticosteroid bên ngoài màng cứng.

Vật lý trị liệu

– Khi cơn đau cấp tính đã được cải thiện, bác sĩ thường khuyến khích bạn tham gia chương trình vật lý trị liệu để phục hồi chức năng, ngăn ngừa tổn thương tái phát trong tương lai.

– Các bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa sẽ giúp bạn điều chỉnh tư thế cột sống, tăng cường sức mạnh các cơ bắp hỗ trợ lưng và cải thiện tính linh hoạt các cơ.

– Vật lý trị liệu như: Massage, Thể dục trị liệu với các bài tập kéo giãn cột sống, bơi, xà đơn treo nhẹ người; Đeo đai lưng hỗ trợ.

Điều trị ngoại khoa

Tùy thuộc vào tình trạng nguyên nhân gây bệnh cũng như điều kiện kỹ thuật mà các bác sĩ có thể tiến hành các phẫu thuật khác nhau. Trong đó, có hai loại phẫu thuật phổ biến thường được áp dụng nhiều nhất là:

– Phẫu thuật lấy nhân đệm: phương pháp phẫu thuật này được thực hiện trong các trường hợp tình trạng bệnh nhân ngày càng nghiêm trọng hơn như: khả năng vận động bị hạn chế có thể dẫn đến tàn phế suốt đời,… Mục đích của phương thức phẫu thuật này chính là cắt bỏ đi một phần đĩa đệm thoát vị gây nên tình trạng chèn ép dây thần kinh tọa.

– Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm cột sống yếu đi và bệnh có thể tái phát lại trong tương lai nếu người bệnh không có sự điều chỉnh cũng như sinh hoạt đúng cách.

Khi điều trị đau thần kinh tọa cần tuân theo các nguyên tắc như điều trị theo nguyên nhân gây bệnh, giảm đau phục hồi vận động, điều trị nội khoa với những trường hợp nhẹ và vừa, với trường hợp nặng có biến chứng thì can thiệp ngoại khoa…. Khi đến với Phòng khám đa khoa Thuận Kiều, các Bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi về các triệu chứng đau, các điều kiện làm đau tăng và đau giảm; sau đó tiến hành một số nghiệm pháp khám thực thể cần thiết. Tuy nhiên, chụp X-quang thường và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống thắt lưng đôi khi được thực hiện để giúp tìm ra nguyên nhân của đau thần kinh toạ.

Tại Phòng khám đa khoa Thuận Kiều, các phương pháp điều trị cho bệnh lý đau thần kinh tọa với bác sĩ giỏi và các thiết bị máy móc hiện đại, giúp chẩn đoán chính xác và chữa lành các cơn đau một cách nhanh chóng.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ




    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline