BỆNH NẤM TAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Nấm tai là bệnh khá phổ biến hiện nay, chiếm 10% trong số những bệnh nhân bị viêm ống tai, đặc biệt ở trẻ em do ống tai ngoài nhỏ, có nhiều lông và dịch nhầy, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm phát triển. Mặt khác, khí hậu nước ta ẩm thấp, môi trường ngày càng ô nhiễm tạo điều kiện cho các loại nấm gây bệnh phát triển.

Bệnh nấm tai là gì?

Nấm tai là dạng nhiễm trùng gây nên bởi các vi nấm ở trong tai, đôi khi có trường hợp nấm ở vành và ngoài tai còn gọi là nấm vành tai và nấm tai ngoài. Có đến 60 loại nấm có thể gây nấm tai nhưng phổ biến hơn cả là Candida và Aspergillus.

Bệnh thường phát triển mạnh mẽ vào mùa hè do việc vệ sinh tai không sạch sẽ. Tổn thương do vi nấm gây nên tại tai thường khu trú ở vị trí ống tai ngoài hoặc vành tai.

Nguyên nhân gây bệnh nấm tai

– Có khoảng 60 loại nấm có thể gây ra căn bệnh nhiễm trùng này. Trong số đó, phổ biến nhất là Aspergillus và Candida.

– Những đối tượng sau được xem là có nguy cơ bị nấm tai cao hơn:

+ Hệ miễn dịch yếu.

+ Thường xuyên bơi trong môi trường nước bẩn.

+ Tai đã từng bị chấn thương.

+ Bị bệnh chàm hoặc các bệnh lý mạn tính về da.

+ Mắc bệnh đái tháo đường.

+ Hay lấy ráy tai.

Những dấu hiệu của bệnh nấm tai

– Triệu chứng đầu tiên điển hình là ngứa tai nên người bệnh thường xuyên dùng ngón tay ngoáy và nghiêng đầu, đập tay vào tai.

Giai đoạn đầu bệnh gây ngứa ở sâu trong tai với cảm giác sưng tấy rất khó chịu. Nhiều khi thấy chảy dịch ra ngoài hoặc ngoáy tai thấy có dịch ướt màu nâu vàng.

Dần dần lớp biểu bì ống tai bị bong tróc hòa trộn cùng với tổ chức nấm hình thành vảy và làm bít hẹp ống tai, che lấp màng nhĩ khiến người bệnh bị ù tai và giảm thính lực.

Trong trường hợp có nhiễm trùng cơ hội kết hợp gây viêm ống tai sẽ xuất hiện cảm giác sưng đau và đau tăng lên khi ấn vào tai hoặc kéo vành tai.

– Phát ban và đỏ da xung quanh tai: Da xung quanh tai có thể trở nên đỏ, viêm nhiễm và có thể xuất hiện các điểm ban đỏ hoặc vẩy nổi trên da.

– Tăng sản xuất mủ: Bệnh nấm tai có thể gây ra sự tăng sản xuất mủ trong tai, làm cho tai có một cảm giác ẩm ướt hoặc nhờn. Đôi khi thấy chảy dịch ra ngoài hoặc ngoáy tai thấy có dịch ướt màu nâu vàng.

– Nhiều trường hợp ở trẻ em cục nấm phát triển gây bịt kín ống tai ngoài, khiến trẻ có thể có các biểu hiện kêu ù tai, nghe kém một bên; hay với các trẻ nhỏ là biểu hiện nghiêng đầu phía tai lành về nơi phát âm để nghe cho rõ.

Bệnh nấm tai không phải là một bệnh nguy hiểm đáng lo ngại nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu thay đổi môi trường ống tai ngoài, ráy tai khô, nấm không thể mọc được và có thể tự khỏi.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline