Những người làm văn phòng thường không được hấp thu ánh nắng mặt trời, hấp thu vitamin D do phần lớn thời gian trong ngày chỉ ở trong phòng kín, không ra ngoài trời. Mặt khác, nếu không cải thiện chế độ ăn uống dễ dẫn tới việc thiếu canxi làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của cơ xương khớp. Cùng Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tìm hiểu một số bệnh liên quan đến cơ xương khớp thường gặp ở nhân viên văn phòng nhé!
Cong vẹo cột sống
Những thói quen xấu như ngồi nghiêng, vẹo không đúng tư thế hoặc thường xuyên mang balo hay túi nặng một bên khiến cột sống dần nghiêng hẳn một bên. Cong vẹo cột sống sẽ gây đau thắt lưng và cứng khớp, ảnh hưởng chức năng vận động của cơ thể và khiến người bệnh tự ti vì vẻ ngoài.
Loãng xương
Để xương chắc khỏe, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất, thường xuyên vận động cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, do tính chất công việc nên nhân viên văn phòng thường ngồi lâu, ít có thời gian nghỉ ngơi hay chăm sóc bản thân. Điều này khiến cho nguy cơ bị loãng xương của những người làm văn phòng tăng lên dù họ có thể còn rất trẻ.
Thoái hóa cột sống
Thoái hoá cột sống được xem là bệnh mãn tính, có xu hướng tiến triển từ từ với mức độ đau tăng dần. Bệnh làm hạn chế vận động, biến dạng cột sống mà không có biểu hiện viêm.
Bệnh thường xảy ra ở những vị trí chịu nhiều áp lực như cổ và thắt lưng. Theo đó, bệnh khiến cho người bệnh thường xuyên bị đau nhức ở vùng cột sống bị thoái hóa và lan dần sang những khu vực xung quanh.
Về lâu dài, thoái hóa cột sống sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Thậm chí bệnh còn có thể khiến cho người bệnh mất khả năng đi lại nếu không được điều trị đúng cách.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh văn phòng liên quan đến cơ, xương khớp vô cùng phổ biến. Ở đĩa đệm bị thoát vị, phần bao xơ đĩa đệm sẽ bị mòn hoặc rách khiến nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, chèn ép rễ dây thần kinh qua các lỗ liên hợp trên đốt sống và gây ra hàng loạt cơn đau ở cổ, vai gáy và thắt lưng.
Ở giai đoạn đầu, những cơn đau và tê bì chân tay do bệnh gây ra khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Càng về sau, khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng teo hoặc yếu cơ, hội chứng chùm đuôi ngựa, mất kiểm soát đại tiểu tiện, tê liệt và cả nguy cơ tàn phế.
Hội chứng ống cổ tay
Do sử dụng máy tính quá nhiều nên nhân viên văn phòng rất dễ mắc hội chứng ống cổ tay. Thế nhưng bệnh văn phòng này lại bị nhiều người xem nhẹ. Nếu không điều trị nhanh chóng, những cơn đau nhức, tê ngứa ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út ban đầu có thể nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn. Từ đó, nguy cơ người bệnh bị teo cơ và giảm chức năng vận động bàn tay cũng tăng lên rất nhiều.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
ĐIỀU TRỊ BỆNH GAN DO VIRUS: NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ HIỆN NAY
CHẨN ĐOÁN BỆNH GAN DO VIRUS: LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM?
BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH GAN DO VIRUS – NHỮNG NGUY CƠ KHÔNG THỂ XEM THƯỜNG
BỆNH GAN DO VIRUS – NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CẦN LƯU Ý
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BỆNH SỞI VÀ DỊ ỨNG
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT BỆNH SỞI VÀ SỐT PHÁT BAN DO VIRUS?