Việc chuẩn bị tủ thuốc gia đình là vô cùng cần thiết, nhưng quan trọng hơn là cần trang bị kiến thức để có thể chăm sóc và xử trí đúng cách các vấn đề sức khỏe của người lớn và trẻ.
Bông, băng gạc, keo y tế
Bông, băng gạc, keo y tế là một trong những vật dụng y tế cơ bản nhất mà gia đình nào cũng cần phải trang bị. Bởi lẽ, các trường hợp xước da, chảy máu đều cần phải sử dụng chúng để sơ cứu cho vết thương. Thông thường, với những vết thương trên da, bạn cần sử dụng dung dịch y tế để khử trùng, sát khuẩn và băng bó vết thương bằng băng gạc.
Nhiệt kế và thuốc hạ sốt
– Nhiệt kế có công dụng xác định chính xác tình trạng sốt của trẻ em và người lớn bằng cách đo thân nhiệt. Từ đó, có thể dùng thuốc hạ sốt cho đúng.
– Thuốc hạ sốt: Nên lưu trữ cả dạng uống và dạng đặt hậu môn, nếu gia đình có trẻ nhỏ. Dùng thuốc hạ sốt cho bé khi nhiệt độ đo tại nách từ 38,5 độ và tại hậu môn từ 39,0 độ.
– Ở trẻ em, sốt là triệu chứng lâm sàng thường gặp, là phản ứng bình thường của cơ thể trước một nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn), giúp chống lại sự nhiễm trùng bằng cách khởi động hệ miễn dịch.
Cha mẹ chú ý sử dụng chế phẩm chứa hoạt chất paracetamol với dạng bào chế phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, theo liều khuyến cáo là 10-15mg/kg/ lần, các lần cách nhau từ 4-6 giờ. Thuốc hạ sốt dạng đặt hậu môn chỉ nên để dùng khi trẻ khó uống, nôn nhiều. Paracetamol có thể dùng cho trẻ từ giai đoạn sơ sinh, liều lượng chỉnh theo cân nặng của trẻ.
Nước muối sinh lý, thuốc sát khuẩn
Nước muối sinh lý có thể sử dụng cho nhiều trường hợp như vệ sinh mũi, mắt khi tiếp xúc nhiều với bụi bẩn. Ngoài ra, sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hằng ngày cũng giúp vệ sinh răng miệng. Với những trường hợp sây sát da, vết thương hở ngoài da bạn nên sử dụng thuốc sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý để rửa sạch vết thương trước khi dùng thuốc và băng bó. Một số loại dung dịch sát khuẩn thường được sử dụng phổ biến như cồn Ethanol 70 độ, Oxi già, …
Thuốc điều trị dạ dày, tiêu hóa rất quan trọng
Ngày Tết, việc ăn uống không đúng giờ, ăn nhiều chất đạm và dầu mỡ, giàu tinh bột, chất béo và thiếu chất xơ, rượu bia nhiều có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, táo bón. Nên chủ động dự trữ thuốc trị chứng đầy hơi, khó tiêu, thuốc tiêu chảy, men tiêu hóa phòng những tình huống do ăn uống.
Thuốc trị tiêu chảy
Cần dự phòng Oresol để đề phòng trong nhà có người bị tiêu chảy cần được bù lượng nước đã mất bằng Oresol. Khi pha Oresol phải theo đúng tỷ lệ hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc, tránh tình trạng pha đặc hay loãng đều làm mất tác dụng của thuốc.
Thuốc cảm
Khi bị nhức đầu, sổ mũi mà không có thuốc uống bạn sẽ rất khó chịu.
Thuốc điều trị bệnh mạn tính
Người có bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp cần chú ý theo dõi đường huyết, huyết áp và tuân thủ chế độ dùng thuốc đúng liều lượng, đúng giờ như ngày thường. Ngoài ra, người bệnh cần chuẩn bị sẵn một số lượng thuốc đủ dùng cho các ngày nghỉ Tết phòng trường hợp các cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc chưa hoạt động trở lại.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
CÁC GIAI ĐOẠN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
DI CĂN GAN DO UNG THƯ PHỔI: ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHỨC NĂNG GAN
DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHI UNG THƯ PHỔI ĐÃ LAN RỘNG