CÁC LOẠI CÚM THƯỜNG GẶP VÀ DIỄN BIẾN CỦA BỆNH

Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận 1-1.8 triệu người mắc cúm mùa. Trước đây, cúm dễ gặp vào mùa lạnh, mùa đông xuân, nhưng hiện nay tại Việt Nam, cúm đã xuất hiện quanh năm và có thể gây ra những ổ dịch rải rác tại các địa phương.

Các loại cúm thường gặp

Bệnh cúm A

Virus cúm A gây ra dịch cúm mùa hàng năm. Nó có thể nhiễm cho người và động vật. Cúm A là loại duy nhất có thể gây ra đại dịch, là bệnh lây lan trên toàn cầu. Cả đại dịch cúm gia cầm và cúm heo đều là kết quả của virus cúm A.

Bệnh cúm B

Virus cúm B cũng có thể gây ra dịch cúm mùa thường chỉ ảnh hưởng đến người. Có hai dòng cúm B: Victoria và Yamagata. Virus cúm B đột biến chậm hơn virus cúm A.

Bệnh cúm C

Virus cúm C gây bệnh nhẹ – hiếm khi gây ra dịch.

Ngoài ra, còn có virus cúm D chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc và chưa ghi nhận lây nhiễm cho người.

Diễn biến của các loại cúm

Đối với bệnh cúm B

Cúm B gây ra, bệnh thường lành tính và tự khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên cũng cần chú ý tới biến chứng (viêm phổi màng phổi, viêm tai xương chũm…..) của bệnh nhất là ở trẻ em và người già trên 65 tuổi.

Thời gian ủ bệnh 24 – 48 giờ, với khởi phát sốt cao, gai rét, ớn lạnh, nhức đầu, đau mình, mệt mỏi nhiều và cảm giác như kiệt sức. Bệnh nhân ho với cơn ngắn không có đờm.

Sau thời gian ngắn bệnh chuyển sang thời kỳ toàn phát khi đó người bệnh sốt cao 38 – 39°C, chán ăn, mệt mỏi, tiểu ít, đau đầu, đau mỏi người.

Các biểu hiện đường hô hấp bao giờ cũng xảy ra và xuất hiện ngay những ngày đầu với mức độ nặng nhẹ khác nhau:

Biểu hiện viêm mũi họng: Hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt.

Các triệu chứng viêm thanh khí phế quản: ho khan, khàn tiếng…

Thăm khám bệnh nhân cúm có thể không ghi nhận gì đặc biệt trong những trường hợp nhẹ. Trong những trường hợp nặng có thể thấy họng đỏ, hạch cổ,….

Đối với bệnh cúm A

Cúm A là một chủng của cúm mùa. Loại virus này được tìm thấy trên vật chủ tự nhiên là loài chim hoang dã nên còn được biết đến với tên gọi cúm gia cầm. Virus này có thể lây lan ở con người và động vật.

Bệnh cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A, bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9. Hầu hết những người nhiễm bệnh có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến điều trị thuốc. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhập viện và tử vong vì nhiễm virus này.

Cúm A có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già.

Các virus cúm A lan truyền chủ yếu từ người này sang người thông qua ho hoặc hắt hơi qua các hạt bụi, giọt nước li ti dính virus của người bệnh hoặc đôi khi người ta có thể bị nhiễm bệnh do chạm vào một bề mặt cứng có virus cúm và chạm lại vào miệng hoặc mũi của họ.

Bệnh cúm A có thể lây truyền từ một ngày trước khi phát triển các triệu chứng đến 7 ngày sau khi bị bệnh. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ có khả năng lây nhiễm trong thời gian dài hơn.

Triệu chứng ban đầu của bệnh nhân nhiễm cúm A tương tự như những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do tác nhân khác, đó là sốt, viêm long đường hô hấp (như ho, hắt hơi, sổ mũi), đau họng…

Tuy nhiên, ngoài các triệu chứng ban đầu, bệnh nhân mắc cúm A thường sốt cao 39-40 độ C, da sung huyết, họng đỏ sung huyết toàn bộ. Đối với trẻ em còn có mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc, các trường hợp nặng có thể có khó thở và biến chứng khác.

Đa số những trẻ mắc cúm A sẽ được kê đơn thuốc về điều trị ngoại trú, tuy nhiên những trường hợp có biểu hiện biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản sẽ có chỉ định nhập viện để điều trị.

Đối với bệnh cúm C

Cúm C là loại cúm rất ít gặp và nhẹ hơn hẳn so với cúm A, cúm B. Cúm C có ít các triệu chứng lâm sàng và cũng giống như cúm B. Virus cúm C thường gây bệnh ở đường hô hấp trên, các biến chứng ở đường hô hấp dưới rất hiếm gặp chủng virus này.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), virus cúm có thể lây nhiễm sang người ở khoảng cách đến 2m. Ngoài ra, một người có thể bị cúm nếu họ chạm vào bề mặt bị nhiễm virus cúm, sau đó chạm vào miệng hoặc mũi của mình.

CDC báo cáo rằng, những người bị cúm dễ lây nhất trong 3-4 ngày sau khi bị bệnh. Các triệu chứng có xu hướng phát triển 2 ngày sau khi bệnh bắt đầu, vì vậy người có thể truyền bệnh cúm trước khi họ cảm thấy bị bệnh.

Tham khảo: suckhoedoisong

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline