CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHỒI MÁU NÃO NHƯ THẾ NÀO?

Nhồi máu não là bệnh có tỷ lệ người mắc tăng nhanh trong những năm gần đây. Bệnh diễn tiến khá âm thầm và khởi phát cơn đột quỵ khi có các triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng. Các phương pháp, phác đồ chẩn đoán, cách thức điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào những thời điểm khác nhau khi điều trị nhồi máu não.

Biện pháp chẩn đoán bệnh nhồi máu não

Chẩn đoán lâm sàng

Thiếu máu não do nhồi máu não sẽ gây những triệu chứng điển hình như: buồn nôn, đau đầu, rối loạn ý thức, liệt nửa người, … Đặc biệt, rối loạn ý thức thường xảy ra ở những trường hợp nhồi máu não nặng và rộng, có thể là nhồi máu thân não hoặc nhồi máu hai bên bán cầu não.

Khi gặp những triệu chứng trên, đặc biệt ở người có bệnh lý nền tim mạch cần sớm tới cơ sở y tế để chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Cấp cứu càng sớm thì khả năng cứu chữa tế bào não, tránh hoại tử càng cao.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp cận lâm sàng để xác định chính xác tình trạng của bệnh nhân:

Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não hoặc mạch não

Hình ảnh MRI não có thể cho thấy rõ nét tổn thương ở não, giúp xác định xem nguyên nhân đột quỵ là do thiếu máu cục bộ hay xuất huyết não. Khi sử dụng thuốc đối cản quang sẽ thấy ổ tổn thương ngấm thuốc.

Chụp cắt lớp não

Trong giai đoạn tối cấp 3-6 giờ của nhồi máu não, có thể thấy các dấu hiệu sớm của nhồi máu não trên chụp cắt lớp vi tính não bao gồm mất ranh giới chất trắng và chất xám, mờ rãnh cuộn não, hẹp khe Sylvius, tăng tỷ trọng các mạch máu trong khu vực đa giác Willis do cục máu đông đặc biệt động mạch não giữa. Nếu chụp sau khi ổ nhồi máu não đã hình thành thì hình ảnh chụp cắt lớp não là ổ giảm tỷ trọng ở vùng vỏ não, vùng dưới vỏ hoặc ở vùng chất trắng hoặc chất xám trong sâu theo vùng chi phối tưới máu của động mạch.

Điều trị bệnh nhồi máu não như thế nào?

Tùy tình hình thực tế của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau bao gồm:

Điều trị tiêu huyết khối

Điều trị tiêu huyết khối là phương pháp điều trị đặc hiệu đối với các trường hợp cần điều trị nhồi máu não. Tuy nhiên, để áp dụng được phương pháp này, người bệnh cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn xét nghiệm và thời gian (không quá 4,5 giờ kể từ khi bệnh khởi phát).

Điều trị bằng thuốc Aspirin và chống ngưng tập tiểu cầu

Bệnh nhân nhồi máu não cần được chỉ định dùng Aspirin ngay để tiêu huyết khối, ngoài ra có thể dùng thuốc khác trong trường hợp dị ứng hoặc không dung nạp với Aspirin như: Clopidogrel, ticlopydil, dipyridamol, …

Nếu bệnh nhân nhồi máu não do rung nhĩ, bệnh van tim hoặc nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu, cần dùng thêm heparin và thuốc chống đông khác.

Điều trị các bệnh lý nền (nếu có)

Nếu tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, … là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ thiếu máu não, thì người bệnh cần việc điều trị tốt các bệnh này là vô cùng quan trọng đối với việc phòng ngừa và điều trị tai biến. Tùy vào bệnh lý mắc phải mà người bệnh có thể được chỉ định dùng các loại thuốc hạ áp, insulin, …

Bệnh nhân nhồi máu não sau khi trải qua giai đoạn nguy hiểm cần rất nhiều thời gian để có thể hồi phục. Thời điểm này, người nhà cần đặc biệt lưu ý cách chăm sóc thông qua việc vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đối với bệnh nhân không tự chủ được việc đại tiện người thân nên lau rửa thường xuyên tránh dẫn tới tình trạng viêm nhiễm.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ




    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline