Nếu nghi ngờ bị nhiễm bệnh sán, bệnh nhân có thể đến viện làm xét nghiệm. Các phương pháp chẩn đoán xét nghiệm bệnh sán lá gan bao gồm:
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh
Chụp CT, MRI, siêu âm gan: Nếu bệnh nhân bị mắc sán lá gan, khi thực hiện chụp CT, MRI hoặc siêu âm ổ bụng, bác sĩ sẽ phát hiện ra các ổ âm hỗn hợp hình tổ ong hoặc hình ảnh dày bao gan tương ứng với vị trí tổn thương hoặc hình ảnh tụ dịch dưới bao gan.
Xét nghiệm sinh hóa máu
Hay còn gọi là xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng. Bác sĩ có thể xác định kháng thể sán lá gan, là protein do cơ thể sản xuất để giúp chống lại bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào hay còn gọi là bộ đôi kháng thể IgG và IgE.
Nếu cơ thể bị nhiễm sán lá gan lớn thì lượng IgG và IgE luôn tăng. Lượng IgE có thể tăng tới 48% ở người nhiễm sán lá gan. Một vài trường hợp khác, bác sĩ cũng có thể kiểm tra số lượng bạch cầu. Tình trạng bạch cầu tăng có thể đồng nghĩa với việc cơ thể đang cố gắng chống lại tình trạng nhiễm trùng.
Xét nghiệm phân hoặc dịch mật tìm trứng sán lá gan
Đây là phương pháp mang tính chất tham khảo vì tỷ lệ phát hiện được trứng sán rất thấp, cần phải xét nghiệm phân trong 3 ngày liên tục và có thể phải kết hợp thêm với các phương pháp chẩn đoán khác để cho ra kết quả chính xác nhất.
Xét nghiệm miễn dịch ELISA
Xét nghiệm miễn dịch ELISA là xét nghiệm cận lâm sàng, xác định các nồng độ kháng thể IgG và IgE do cơ thể tiết ra khi bị nhiễm sán lá gan, nếu nồng độ vượt ngưỡng cho phép, bệnh nhân dương tính với sán lá gan.
Xét nghiệm miễn dịch ELISA có ưu điểm đơn giản, nhanh chóng và xác định bệnh chính xác.
Sau thời gian chữa bệnh xét nghiệm ELISA vẫn cho kết quả dương tính, vì nồng độ các kháng thể trong máu vẫn còn, phải sau 12 tháng, cơ thể không sản sinh các kháng thể nữa, lúc đó kết quả xét nghiệm mới không còn dương tính nữa
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN LOÃNG XƯƠNG
TẠI SAO LẠI CẦN ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG ĐỊNH KỲ?
TÁC ĐỘNG CỦA LOÃNG XƯƠNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT LOÃNG XƯƠNG KHI BỆNH CHƯA CÓ BIỂU HIỆN RÕ RỆT?
NHỮNG TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN CỦA LOÃNG XƯƠNG
BỆNH LOÃNG XƯƠNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA LOÃNG XƯƠNG