Khi mắc bệnh viêm loét đại tràng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng viêm loét đại tràng mãn tính do nhiễm trùng kèm sự xâm nhập của nấm và chất độc.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm loét đại tràng
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng thiếu máu, tình trạng nhiễm trùng, hoặc các nguyên nhân miễn dịch khác.
Xét nghiệm phân
Phương pháp này giúp loại trừ các bệnh lý viêm nhiễm do vi khuẩn, siêu vi hay kí sinh trùng gây ra. Hiện diện bạch cầu trong phân giúp chẩn đoán bệnh
Chụp X-quang đại tràng
Kiểm tra vùng bụng và các cơ quan lân cận.
Chụp cắt lớp
Chụp CT vùng bụng hoặc xương chậu có thể được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ biến chứng từ viêm đại tràng. Chụp CT cũng có thể tiết lộ mức độ viêm của ruột kết.
Chụp cắt lớp vi tính (CT) ruột non và cộng hưởng từ (MR) ruột
Bác sĩ có thể đề nghị một trong những xét nghiệm không xâm lấn này nếu họ muốn loại trừ bất kỳ chứng viêm nào trong ruột non. Các xét nghiệm này nhạy cảm hơn để xác định tổn thương cũng như biến chứng trong ruột non so với các xét nghiệm hình ảnh thông thường.
Nội soi đại tràng
Phương pháp này cho phép bác sĩ xem toàn bộ ruột kết bằng một ống mỏng, linh hoạt, có ánh sáng và được gắn camera ở đầu. Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể lấy các mẫu mô nhỏ (sinh thiết) nhằm khẳng định chẩn đoán chính xác hơn.
Điều trị bệnh viêm loét đại tràng
Việc điều trị bệnh viêm loét đại tràng tuỳ thuộc vào nguyên nhân bệnh. Khi xác định nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn phác đồ phù hợp cho từng bệnh nhân
– Đa số sử dụng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng, thuốc kháng nấm, thuốc kháng lao, thuốc chống ký sinh trùng.
– Thuốc giảm đau và chống co thắt, thuốc điều trị tiêu chảy, chống loạn khuẩn.
– Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng nếu diễn tiến nặng, kéo dài. Tuy nhiên, việc cắt bỏ sẽ ảnh hưởng đến chức năng ruột và tâm lý của người bệnh.
– Lối sống sinh hoạt khoa học giúp bạn đối phó với bệnh viêm loét đại tràng: Ăn uống những thực phẩm nhẹ, dễ tiêu, giúp bù nước cho cơ thể và để đại tràng được nghỉ ngơi. Thay đổi chế độ ăn uống giúp giảm triệu chứng hoặc các đợt bùng phát, nhưng không chữa khỏi một số loại viêm đại tràng.
– Tránh các loại thực phẩm sau đây nếu bạn có viêm loét đại tràng: Thức ăn dầu mỡ hoặc thức ăn chiên rán. Sữa hoặc các sản phẩm có chứa sữa. Một số thực phẩm nhiều chất xơ như bỏng ngô, các loại hạt và ngô. Người không dung nạp lactose nên tránh các sản phẩm sữa có chứa lactose.
Điều trị bệnh viêm loét đại tràng tại phòng khám đa khoa Thuận Kiều
– Phòng khám đa khoa Thuận Kiều là một trong những địa chỉ khám tiêu hóa uy tín ở TP.HCM, được bệnh nhân đánh giá cao.
– Phòng khám quy tụ đội ngũ Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa giỏi, giàu kinh nghiệm, trực tiếp thăm khám, tiến hành nội soi, chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.
– Thủ tục thăm khám nhanh, gọn, tiết kiệm thời gian.
– Chi phí khám chữa bệnh được niêm yết công khai, có nhiều gói khám ưu đãi cho khách hàng.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VIÊM HỌNG, VIÊM PHỔI GIA TĂNG SAU TẾT: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
THỜI TIẾT GIAO MÙA SAU TẾT: LÀM SAO ĐỂ PHÒNG NGỪA CẢM CÚM HIỆU QUẢ?
NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM SAU TẾT – NGUY CƠ TIỀM ẨN
RỐI LOẠN TIÊU HÓA SAU TẾT: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ TRÍ HIỆU QUẢ
MỘT SỐ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP SAU TẾT
KHÔI PHỤC NHỊP SỐNG LÀNH MẠNH SAU KỲ NGHỈ TẾT DÀI