Các dấu hiệu của xuất huyết đường tiêu hóa phụ thuộc vào vị trí và mức độ trầm trọng của bệnh. Vì vậy, ngay cả khi không có bằng chứng xuất huyết, bệnh nhân chỉ có các triệu chứng như đau bụng vùng thượng vị, đau bụng khi dùng các thuốc có hại cho dạ dày, bệnh nhân xanh xao, hoa mắt, chóng mặt, … cũng cần đi khám ngay, đặc biệt là Nội soi để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phương pháp chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa
– Xét nghiệm máu: Như công thức máu, chức năng gan, thận và một số xét nghiệm đánh giá tình trạng thiếu máu.
– Nội soi đường tiêu hóa: Bác sĩ có thể chỉ định nội soi dạ dày hoặc nội soi toàn bộ đại tràng.
– Chẩn đoán hình ảnh:
+ Chụp X-quang có thuốc cản quang Bari để xác định vị trí xuất huyết tiêu hóa trừ xuất huyết tiêu hóa trên cấp tính. Sử dụng chụp X-quang phản quang trong xuất huyết tiêu hóa trên cấp tính có thể ảnh hưởng đến các chẩn đoán hình ảnh khác.
+ Chụp CT và MRI: Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc cản quang vào trong tĩnh mạch trước khi chụp, sau khi quét bụng hoặc ngực, các mạch máu bị tổn thương hoặc các bất thường khác sẽ hiện rõ trên phim chụp.
Phương pháp điều trị xuất huyết tiêu hóa
Bảo vệ đường thở
Một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân tử vong là máu tràn vào đường hô hấp khiến người bệnh khó thở, tắc nghẽn đường thở, máu tràn vào phổi, … Biện pháp khắc phục là đặt nội khí quản đối với các bệnh nhân nôn kém, hôn mê, mất ý thức, đặc biệt là nếu cần thực hiện nội soi dạ dày sau đó.
Bù dịch và truyền máu
Người bệnh bị hạ huyết áp hoặc xuất huyết tiêu hóa nhiều cần được bù dịch thông qua đường tĩnh mạch càng sớm càng tốt. Một kim lớn sẽ được cắm vào mạch máu nơi khuỷu tay để truyền dịch với dung lượng trung bình từ 500-1000ml nước muối sinh lý và ở trẻ em tối đa là 2 lít (20 ml / kg).
Ngoài ra, đối với các trường hợp thiếu máu nghiêm trọng, người bệnh cần được truyền máu. Tuy nhiên, đối với các trường hợp mắc bệnh mạch vành, suy tim mãn, người cao tuổi, trẻ em, việc truyền máu nên được xem xét cẩn trọng để tránh các biến chứng.
Dùng Thuốc
Đối với xuất huyết tiêu hóa trên, người bệnh được dùng thuốc ức chế bơm proton đường tĩnh mạch (PPI) để điều trị.
Đối với các trường hợp xuất huyết tiêu hóa do giãn tĩnh mạch trong bệnh lý xơ gan, người bệnh nên được dùng thuốc co mạch tạng.
Cầm máu có can thiệp
Đối với viêm loét dạ dày có xuất huyết thực hiện nội soi cầm máu như đốt điện, tiêm xơ, dùng nhiệt, kẹp clip hoặc laser. Nếu không thể cầm máu qua nội soi, bác sĩ có thể tiến hành nút mạch hoặc phẫu thuật để khâu cầm máu, có thể thực hiện phẫu thuật làm giảm tiết axit cùng lúc đối với các trường hợp đã điều trị bệnh viêm loét dạ dày nhưng có xuất hiện chảy máu tái phát.
Điều trị xuất huyết tiêu hóa trên do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản – dạ dày có thể điều trị bằng thắt thun, tiêm xơ hoặc phẫu thuật nối thông 2 hệ tĩnh mạch cửa chủ còn gọi là phương pháp TIPS.
Xuất huyết do trĩ nội cấp tính hay mạn tính thường tự hồi phục. Nếu bệnh nhân chảy máu kéo dài cần được nội soi hậu môn để thắt dây cao su, tiêm, cầm máu hoặc phẫu thuật.
Đối với phẫu thuật cắt polyp, cắt khối u, vá vết loét, cắt búi trĩ thường sẽ tự hồi phục hoặc có thể sử dụng kèm một số loại thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng đường tiêu hóa.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU NHƯ THẾ NÀO?
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM NÃO MÔ CẦU
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU
VIÊM NÃO MÔ CẦU CÓ LÂY KHÔNG? LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?
VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU CÓ NHỮNG LOẠI NÀO?
SỰ NGUY HIỂM CỦA VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU?