Khi tình trạng thiếu máu lên não thường xuyên diễn ra và không được khắc phục, người bệnh có thể thay đổi tính tình, trở nên khó tính, giận dữ vô cớ hoặc lo âu trầm cảm, giảm trí nhớ, hay quên, khó tập trung,…Vậy phương pháp nào điều trị thiếu máu não hiệu quả? Và các biện pháp phòng ngừa bệnh lý này là gì?
Phương pháp điều trị thiếu máu não
Điều trị từ các bệnh lý tiềm ẩn
– Trước hết, người mắc chứng thiếu máu não cần được thăm khám và sàng lọc các bệnh lý tiềm ẩn có liên quan như bệnh béo phì, bệnh tim, xơ vữa động mạch,… Việc xác định được những bệnh lý tiềm tàng này là rất quan trọng bởi nó giúp giảm thiểu được tối đa nguy cơ dẫn đến thiếu máu não.
– Chẳng hạn, những người bị xơ vữa động mạch thì có thể được can thiệp bằng phẫu thuật để loại bỏ những mảng bám xơ vữa, giúp lưu thông dòng máu. Những người bị béo phì cần thay đổi chế độ dinh dưỡng đặc biệt giúp giảm cân, điều hòa huyết áp và lượng đường huyết về mức bình thường…
Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Ngoài điều trị bằng thuốc, bạn còn cần chọn cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Bổ sung nhiều sắt trong chế độ ăn hàng ngày là phương pháp an toàn và hiệu quả trong dự phòng thiếu máu lên não do thiếu sắt. Việc ăn thêm các thức ăn và trái cây giàu vitamin C cũng rất tốt để tăng cường hấp thu sắt. Cùng với sắt, các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc tạo máu. Chế độ ăn ít chất béo gồm rau, ngũ cốc, đậu, cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, thịt trắng (như thịt gà, thịt lợn nạc), và tránh xa thuốc lá cũng giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và huyết áp, ngăn ngừa thiếu máu não.
Phương pháp hỗ trợ điều trị
Các phương pháp hỗ trợ điều trị có thể được chỉ định với người thiếu máu não như:
– Bấm huyệt.
– Châm cứu.
– Xông hơi.
– Xoa bóp.
Biện pháp phòng ngừa thiếu máu não
Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu não, mỗi chúng ta cần phải thay đổi lối sống lành mạnh và khoa học hơn, bao gồm:
– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, bổ sung các vitamin và khoáng chất hàng ngày..
– Từ bỏ các thói quen xấu như: dùng nhiều máy tính, điện thoại, ngủ kê cao gối…
– Hạn chế thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích.
– Duy trì cân nặng hợp lý phải, không để xảy ra tình trạng thừa cân, béo phì.
– Tập thể dục, thể thao thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày…
– Kiểm soát tốt các bệnh lý mãn tính: luôn theo dõi và kiểm tra các chỉ số về huyết áp, đường huyết, kiểm soát mỡ máu…
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn hoặc nguy cơ mắc thiếu máu não mà có thể bạn chưa biết.
Các bác sĩ cho rằng thiếu máu não là một trong những chứng bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm nếu không có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, người bệnh cần lưu ý đi khám ngay nếu có những dấu hiệu ban đầu.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN LOÃNG XƯƠNG
TẠI SAO LẠI CẦN ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG ĐỊNH KỲ?
TÁC ĐỘNG CỦA LOÃNG XƯƠNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT LOÃNG XƯƠNG KHI BỆNH CHƯA CÓ BIỂU HIỆN RÕ RỆT?
NHỮNG TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN CỦA LOÃNG XƯƠNG
BỆNH LOÃNG XƯƠNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA LOÃNG XƯƠNG