Người mắc bệnh máu khó đông thường gặp khó khăn trong việc cầm máu khi có vết thương gây xuất huyết. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường.
Bệnh máu khó đông là gì?
Máu khó đông (Hemophilia) là dạng bệnh mà máu giảm khả năng đông lại được như bình thường khiến người bệnh bị mất rất nhiều máu nếu chẳng may có vết thương. Tình trạng chảy máu có thể xảy ra ở:
– Bên trong cơ thể: nơi mà người bệnh không thể nhìn thấy được như: khuỷu chân, khuỷu tay, khớp, mắt cá chân, …
– Bên ngoài cơ thể: những vết xước, vết thương, … người bệnh dễ dàng nhìn thấy.
Nguyên nhân dẫn đến máu khó đông
– Bình thường khi bị chảy máu, cơ thể cầm máu bằng cách gộp các tế bào máu lại với nhau để tạo thành cục máu đông. Quá trình được thực hiện nhờ các yếu tố nhất định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, người bệnh bị thiếu một trong những yếu tố đông máu nên không thể cầm máu như bình thường.
– Máu khó đông hầu hết do di truyền, tỷ lệ này chiếm khoảng 70%.
– Còn lại, máu khó đông xảy ra khi hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công các yếu tố đông máu như: mang thai, ung thư, bệnh tự miễn, đa xơ cứng.
Triệu chứng máu khó đông
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh máu khó đông rất khác nhau, tùy thuộc vào mức độ thiếu các yếu tố đông máu. Nếu mức độ thiếu yếu tố đông máu nhẹ, thì người bệnh chỉ có thể bị khó đông máu sau phẫu thuật hoặc chấn thương. Nếu thiếu hụt nghiêm trọng, người bệnh có thể bị chảy máu tự phát. Các dấu hiệu và triệu chứng của chảy máu tự phát bao gồm:
– Máu khó đông dạng nhẹ: chỉ gặp tình trạng máu khó đông khi bị chấn thương hoặc phẫu thuật.
– Máu khó đông dạng nặng:
+ Chảy máu tự phát.
+ Chảy máu cam chưa xác định được nguyên nhân.
+ Có máu trong phân hoặc nước tiểu.
+ Khớp sưng, đau.
+ Chỉ bị một vết thương nhẹ cũng chảy rất nhiều máu.
+ Có hiện tượng tiêm vacxin chảy máu bất thường.
+ Thường xuyên có vết bầm tím trên da mà không biết nguyên nhân.
+ Số ít trường hợp bị sưng trên đầu kèm theo triệu chứng buồn nôn, buồn ngủ, nôn nhiều, đau đầu trong thời gian dài, cơ thể yếu đột ngột, co giật, … dẫn đến tình trạng chảy máu vào não.
Hãy đi khám nếu bạn hay bị bầm tím, khó cầm máu hoặc chảy máu kéo dài. Nếu đang mang thai và trong gia đình đã có người mắc bệnh, bạn nên báo cho bác sĩ biết để xác định xem thai nhi của mình có bị ảnh hưởng bởi bệnh này hay không.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
CÁC GIAI ĐOẠN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
DI CĂN GAN DO UNG THƯ PHỔI: ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHỨC NĂNG GAN
DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHI UNG THƯ PHỔI ĐÃ LAN RỘNG