NHỮNG KỸ THUẬT ĐỂ CHẨN ĐOÁN ĐAU THẦN KINH TỌA LÀ GÌ?

Trong lúc thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra sức mạnh và khả năng phản xạ của cơ bắp. Họ thường yêu cầu bạn thực hiện các động tác như đi nhón chân, đứng dậy từ từ khi đang ngồi xổm hay nhấc hai chân lên cùng lúc khi đang nằm ngửa. Cơn đau liên quan đến dây thần kinh tọa thường sẽ trở nên trầm trọng hơn khi bạn thực hiện các động tác này.

Thăm khám với bác sĩ

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý và các triệu chứng gần đây của bạn để sàng lọc các nguy cơ. Điều này giúp bác sĩ quyết định có cần thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán khác để xác định tình trạng bệnh lý chính xác hơn.

Chẩn đoán hình ảnh

Tình trạng thoát vị đĩa đệm hay gai cột sống thường được phát hiện qua các xét nghiệm hình ảnh nhưng ít biểu hiện triệu chứng ở người bệnh. Do đó, bác sĩ thường không yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm này trừ khi cơn đau ngày càng nghiêm trọng hoặc không cải thiện trong vài tuần.

– Chụp X-quang: Phương pháp này có thể cho thấy sự phát triển của các gai xương ở cột sống đang gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa của bạn.

– Chụp cộng hưởng MRI: Kỹ thuật sẽ tạo ra hình ảnh chi tiết của xương và các mô mềm, từ đó giúp bác sĩ xác định được tình trạng thoát vị đĩa đệm đang xảy ra ở đâu. Phương pháp này đánh giá rõ hơn tổn thương của đốt sống đĩa đệm và chèn ép thần kinh nếu có.

– Chụp CT:  Bạn có thể được tiêm thuốc cản quang vào ống sống trước khi chụp để cho ra hình ảnh rõ ràng hơn, giúp các bác sĩ đánh giá được tổn thương đốt sống, nhưng hạn chế đánh giá tổn thương đĩa đệm.

– Điện cơ ký (EMG). Thử nghiệm này giúp bác sĩ xác định xem dây thần kinh của bạn có đang bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm hay hẹp ống sống không.

Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?

– Đau thần kinh tọa là bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, những biến chứng đau thần kinh tọa gây nhiều khó chịu cho người bệnh và có thể gây suy giảm chức năng vận động.

– Khi bị đau dây thần kinh tọa mãn tính, cơn đau có thể xuất hiện liên tục và kéo dài khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nếu dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng thì có thể ảnh hưởng đến hệ cơ, gây ra yếu và teo cơ, ví dụ như chứng thả bàn chân (tên gọi khác: tổn thương thần kinh mác, bàn chân rớt, foot drop). Tình trạng này khiến chân người bệnh thường xuyên bị tê và không thể đi lại bình thường.

– Nguy hiểm hơn, đau dây thần kinh tọa có thể gây tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn, từ đó dẫn đến mất cảm giác hoàn toàn ở chân.

Tại Phòng khám đa khoa Thuận Kiều, các phương pháp điều trị cho bệnh lý đau thần kinh tọa với bác sĩ giỏi và các thiết bị máy móc hiện đại, giúp chẩn đoán chính xác và chữa lành các cơn đau một cách nhanh chóng.

 

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline