Một số bệnh lý về tai – mũi – họng thường gặp như viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, …không chỉ gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh, nếu không được chữa trị đúng cách và dứt điểm thì những bệnh lý này có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Bởi thế, việc phòng tránh là vô cùng cần thiết và đáng quan tâm. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh tai mũi họng, mọi người cùng tham khảo nhé!
Thăm khám định kỳ
Thăm khám định kỳ là một việc làm vô cùng hữu ích, bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám định kỳ vì nó có thể phát hiện ra được những bệnh liên quan đến tai mũi họng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Giữ ấm cơ thể
Một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về Tai Mũi Họng là bị nhiễm lạnh, vì vậy để không bị cảm lạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột bạn nên giữ ấm cho cơ thể, trang bị đầy đủ quần áo, khăn choàng ấm, bịt khẩu trang khi ra ngoài. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ cha mẹ cần chú ý theo dõi thân nhiệt của trẻ, không mặc quá phong phanh nhưng cũng không mặc quá ấm sẽ khiến trẻ toát mồ hôi và nhiễm lạnh trở lại. Các mẹ cũng có thể xoa thêm dầu để giữ ấm cơ thể cho trẻ tốt hơn và đề phòng các bệnh Tai Mũi Họng thường gặp.
Vệ sinh tai – mũi – họng thường xuyên
Vệ sinh tai mũi họng giúp chúng ta ngăn ngừa và hạn chế tác nhận gây bệnh. Cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, vệ sinh mũi đúng cách, bảo vệ tai mũi họng trong tiết trời lạnh.
Chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ chất
Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Các loại trái cây thuộc họ cam quýt như cam, bưởi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào.
Luyện tập thể dục nhiều hơn
Để tăng sức đề kháng của cơ thể, cần luyện tập nhiều hơn vào những ngày giao mùa. Sự thay đổi nhiệt độ giữa hai mùa sẽ khiến dễ có nguy cơ bị cảm lạnh vào những buổi sáng và buổi tối. Chính vì thế, khi luyện tập, nên chú ý việc lựa chọn trang phục phù hợp với nhiệt độ của môi trường.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài
Đeo khẩu trang để phòng bệnh là một việc đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa vi rút, vi khuẩn lây qua đường hô hấp. Khi bản thân có các triệu chứng như hắt hơi, ho … nên đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người khác.
Vệ sinh sạch sẽ
Nên vệ sinh sạch sẽ tay chân để tránh lây lan các bệnh truyền nhiễm tay chân miệng.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CHỊ EM ĐANG RỐI LOẠN NỘI TIẾT TỐ: LẮNG NGHE CƠ THỂ TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN
MỘT SỐ BỆNH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI TIẾT TỐ NỮ: NHỮNG ĐIỀU PHỤ NỮ CẦN QUAN TÂM
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM Ở NGƯỜI LỚN TUỔI BỊ CƯỜNG GIÁP: ĐỪNG XEM THƯỜNG!
NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CƯỜNG GIÁP: KHI TRIỆU CHỨNG DỄ BỊ BỎ SÓT
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM CƯỜNG GIÁP KHI MANG THAI?
CƯỜNG GIÁP Ở PHỤ NỮ MANG THAI: BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM VÀ CÁCH XỬ LÝ