Hiện nay, nhiều người mắc bệnh gan đang có những băn khoăn lo lắng về việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 như: Tình trạng bệnh như thế nào là đủ điều kiện tiêm vaccine phòng COVID-19? Như thế nào là nên trì hoãn tiêm? Tiêm vaccine có ảnh hưởng gì tới việc đang điều trị hay không?… Hãy cùng Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây nhé!
Phân loại người mắc bệnh gan
Trước hết, chúng ta phải khẳng định rằng, việc tiêm chủng vaccine phòng COVID- 19 cho người dân là việc làm cần thiết trong tình hình hình dịch COVID-19 hiện nay. Căn cứ theo hướng dẫn, người mắc bệnh gan có thể được phân loại đối với tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 như sau:
– Những trường hợp trì hoãn tiêm chủng
– Những trường hợp cần thận trọng khi tiêm chủng
– Những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng
Đối tượng trì hoãn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Những người mắc bệnh gan cấp tính, viêm gan mạn tính tiến triển có biểu hiện lâm sàng mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ, vàng da, vàng mắt, … và hoặc xét nghiệm men gan tăng cao, …
Đối tượng trì hoãn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Các trường hơp ung thư giai đoạn cuối (ung thư gan) và xơ gan mất bù, suy gan có biểu hiện lâm sàng, có rối loạn chức năng đông máu như tiểu cầu giảm, tỷ lệ prothrombin giảm thuộc đối tượng trì hoãn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Đối tượng được tiêm vaccine phòng COVID-19
– Những người mắc bệnh gan cấp tính, mạn tính bao gồm viêm gan virus B, C, xơ gan còn bù điều trị ổn định và bệnh viêm gan virus B mạn tính không hoạt động, chưa có chỉ định điều trị thuộc đối tượng được tiêm chủng.
– Người bệnh gan đã và đang điều trị ổn định có nghĩa là lâm sàng bình thường, men gan không tăng cao, không có biểu hiện xơ gan mất bù.
Những trường hợp đủ điều kiện tiêm vaccine phòng COVID-19
– Theo hướng dẫn, các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là: Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vaccine đủ điều kiện tiêm chủng vaccine COVID-19.
– Có nhiều trường hợp viêm gan B mạn tính chưa có chỉ định điều trị thuốc kháng vi rút viêm gan B bao gồm cả các trường hợp có tải lượng HBV DNA cao nhưng men gan dưới 2 lần bình thường thuộc đối tượng được tiêm chủng
– Những trường hợp viêm gan virus C mạn tính đã điều trị khỏi, hoặc đang điều trị thuốc kháng virus trực tiếp hoặc chưa điều trị nhưng men gan không tăng cao thuộc đối tượng được tiêm chủng.
Lời khuyên với người mắc bệnh gan trong dịch COVID-19
– Người bệnh được chẩn đoán viêm gan B không hoạt động chưa cần điều trị và người bệnh viêm gan virus B, C đang điều trị, nhất là viêm gan B ổn định cần nắm rõ tình trạng bệnh tật của mình, phương pháp đang điều trị hiện tại và có thể trao đổi với bác sĩ điều trị của mình về thông tin tình trạng bệnh, về khả năng tiêm vaccine COVID-19 trước khi đi tiêm chủng vaccine phòng COVID- 19, nếu cần.
– Khi đến điểm tiêm chủng, cần thông báo với cơ sở tiêm chủng về tình hình bệnh viêm gan trước tiêm, tốt nhất là mang theo sổ khám bệnh của bác sĩ khi đi tiêm chủng.
Người mắc bệnh viêm gan sau khi khám sàng lọc nếu đủ điều kiện tiêm chủng thì các lưu ý được hướng dẫn sau tiêm chủng giống như tất cả các trường hợp được tiêm chủng không mắc bệnh gan.
– Một điều lưu ý quan trọng nữa đối với người bệnh đang điều trị viêm gan B, C trong hoàn cảnh dịch COVID-19 bùng phát này là:
+ Ngoài việc cần phải tiêm chủng vaccine thì các bạn cần phải tiếp tục uống thuốc đầy đủ. Không được ngừng thuốc trước và sau tiêm, vì việc tiêm chủng vaccine không ảnh hưởng đến việc điều trị hay chưa điều trị.
+ Nếu ngừng thuốc điều trị sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị (bùng phát viêm gan, kháng thuốc, biến chứng xơ gan, ung thư gan). Nếu trong khu vực phòng tỏa không đến khám được tại cơ sở y tế đang theo dõi điều trị hãy mang theo đơn thuốc đến hiệu thuốc để mua thuốc hoặc gọi điện tư vấn bác sĩ điều trị.
Tham khảo: Sức khỏe đời sống
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VÌ SAO BỆNH SỞI DỄ BÙNG PHÁT THÀNH DỊCH?
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH SỞI NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỞI CÓ LÂY KHÔNG? LÂY QUA NHỮNG ĐƯỜNG NÀO?
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỞI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
BỆNH SỞI – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG