ĐIỀU TRỊ CHỨNG CHÓNG MẶT NHƯ THẾ NÀO?

Các cơn chóng mặt thường có thể tự hết mà không cần điều trị. Nếu cần thiết, điều trị sẽ dựa trên nguyên nhân và các triệu chứng. Điều trị có thể bao gồm:

Sử dụng thuốc

Nhiều người vẫn thường thắc mắc rằng chóng mặt uống thuốc gì? Các loại thuốc giảm chóng mặt như thuốc kháng histamine, thuốc kháng cholinergic, các miếng dán chứa scopolamine có thể được chỉ định.

Ngoài ra, thuốc chống buồn nôn, thuốc chống lo âu như diazepam, alprazolam hoặc thuốc ngừa cơn đau nửa đầu cũng sẽ được kê đơn tùy theo nguyên nhân chóng mặt.

Phục hồi chức năng tiền đình

Đây là một phương pháp vật lý trị liệu nhằm giúp củng cố hệ thống tiền đình. Chức năng của hệ tiền đình là gửi tín hiệu đến não về chuyển động của đầu và cơ thể so với trọng lực. Phục hồi chức năng tiền đình có thể được khuyến nghị nếu bạn bị chóng mặt tái phát. Biện pháp này giúp rèn luyện các giác quan khác của bạn để bù đắp cho hệ thống tiền đình, nhằm làm giảm chứng chóng mặt.

Thủ thuật chuyển dời sỏi tai về vị trí cũ

Viện Hàn lâm Thần kinh học Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều hướng dẫn thực hiện các thủ thuật chuyển dời sỏi tai về vị trí cũ, để điều trị cho bệnh nhân bị BPPV. Các thủ thuật này nhằm di chuyển hạt sỏi tai từ ống bán khuyên vào lại khoang tai trong để được cơ thể hấp thụ. Trong khi làm thủ thuật, bạn có thể sẽ bị chóng mặt nhiều hơn do hạt sỏi tai di chuyển. Bác sĩ sẽ thực hiện và hướng dẫn cho bệnh nhân phối hợp để tiến hành thủ thuật một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Phẫu thuật

Có trường hợp người bị chóng mặt đòi hỏi phải được phẫu thuật mới điều trị dứt điểm được. Nếu chóng mặt gây ra bởi một vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như khối u hoặc chấn thương não hay cổ, bác sĩ sẽ tập trung điều trị nguyên nhân gốc để kiểm soát chứng chóng mặt. Có 3 phương án phẫu thuật gồm: Phẫu thuật giải áp túi nội bạch huyết, Phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh tiền đình số 8, phẫu thuật cắt bỏ mê nhĩ.

Phẫu thuật giải áp túi nội dịch:

Phẫu thuật này có thể giúp giảm bớt chóng mặt nhờ làm giảm tình trạng sản xuất dịch hoặc làm tăng sự hấp thụ dịch trong tai trong. Khi giải áp túi nội dịch, một phần của xương được cắt bỏ khỏi túi.

Phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh tiền đình:

Bệnh nhân sẽ được cắt dây thần kinh liên kết các cảm giác về thăng bằng và vận động của tai trong với não mà vẫn giữ được chức năng thính lực.

Phẫu thuật cắt bỏ mê nhĩ:

Bệnh nhân sẽ được cắt bỏ phần cân bằng của tai trong, loại bỏ cả hai chức năng cân bằng và thính giác. Phẫu thuật này sẽ làm mất chức năng thính lực, nên chỉ áp dụng cho bệnh nhân bị mất hoàn toàn thính lực.

 

 

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline