Giai đoạn mang thai làm cho cơ thể chị em có nhiều thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần, gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe. Trong các vấn đề thai kỳ thường gặp, mẹ bầu cũng rất hay phải đối mặt với những vấn đề về cơ xương khớp, điển hình như chứng đau cổ vai gáy. Trong bài viết này, Phòng khám đa khoa Thuận Kiều sẽ chia sẻ với chị em những nguyên nhân khiến chị em đau mỏi vai gáy khi mang thai. Từ đó, chị em sẽ có những biện pháp phù hợp để cải thiện tình trạng này.
Chị em bị thay đổi nội tiết tố
Quá trình mang thai khiến cơ thể chị em bị mất cân bằng nội tiết tố, chủ yếu nhất là sự thay đổi nồng độ estrogen và progesteron. Sự tăng quá mức hoặc giảm xuống quá thấp của estrogen (hormone kiểm soát trao đổi chất ở não và cột sống) sẽ khiến cho cơ cổ chùng xuống và gây đau nhức ở vùng bị ảnh hưởng.
Thêm vào đó, sự sụt giảm hormone progresteron (có vai trò như một chất thư giãn tự nhiên), dẫn đến mẹ bầu căng thẳng, mất ngủ và tình trạng đau cổ vai gáy sẽ lại càng nặng hơn.
Mẹ bầu hay nằm nghiêng 1 bên quá lâu
Chị em mang thai thường bị cứng ở phần vai gáy do mẹ bầu cần ngủ nghiêng người về phía bên trái để đảm bảo quá trình đưa dinh dưỡng đến nhau thai vẫn diễn ra tốt. Ngoài ra, tư thế này còn có tác dụng giữ tử cung của mẹ tránh tiếp xúc hoặc đè lên gan. Tuy nhiên, do ngủ nghiêng về phía trái quá lâu khiến phần vai gáy của mẹ bầu bị cứng và thường xuyên đau nhức, đặc biệt là khi ngủ dậy.
Do sự thay đổi của cột sống
Cột sống của bạn có một độ cong sinh lý tự nhiên, nhưng khi mang thai, độ cong này sẽ càng tăng lên. Để nhường chỗ cho em bé, các đốt sống quanh lưng dưới phải di chuyển đáng kể, kéo theo sự thay đổi của cả cột sống. Điều này gây nhiều áp lực cho các cơ ở xung quanh cột sống như cơ lưng dưới, cơ vai gáy, cổ, từ đó dẫn đến tình trạng đau lưng dưới, đau vai gáy cổ khi mang thai.
Do cân nặng tăng
Khi em bé dần lớn lên, kèm theo sự tăng cân của mẹ cũng có thể gây ra đau xương bả vai, gáy cổ trong tam cá nguyệt thứ hai. Cơn đau thường bắt đầu từ vùng lưng dưới và lan lên cơ lưng, vai.
Đau vai gáy khi mang thai không phải là hiếm gặp nhưng cũng không nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên chủ quan khi bị đau mỏi vai gáy. Chị em cần áp dụng các biện pháp phù hợp để giảm đau nhanh chóng, hiệu quả. Chị em có thể điều trị đau nhức mỏi vai gáy bằng một số cách để cảm thấy tốt hơn như massage giúp lưu thông máu giảm nhức mỏi, , tắm nước ấm (không nóng), chườm ấm hoặc chườm lạnh, gối hỗ trợ ngủ. Quan trọng hơn cả là chị em nên đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Hãy hỏi bác sĩ về loại thuốc giảm đau nào an toàn trong thai kỳ và phù hợp. Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong khi mang thai bao gồm đau vai dữ dội hoặc cơn đau không thuyên giảm cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để theo dõi và loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng hơn gây đau vai như mang thai ngoài tử cung, sỏi mật và tiền sản giật.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG NHIỄM TRÙNG DA DO VI KHUẨN SAU MÙA MƯA BÃO
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CÁC BỆNH VỀ DA SAU MÙA MƯA LŨ
MỘT SỐ BỆNH VỀ DA THƯỜNG GẶP SAU MÙA MƯA LŨ, CẦN BIẾT ĐỂ TRÁNH BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM
VÌ SAO SAU MÙA MƯA BÃO, NGUY CƠ BÙNG PHÁT CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM TĂNG CAO?
KHUYẾN CÁO PHÒNG BỆNH SAU MƯA BÃO MỌI NGƯỜI CẦN BIẾT
NHỮNG BỆNH HAY GẶP VÀO MÙA MƯA BÃO CẦN CHÚ Ý