CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH THOÁI HÓA KHỚP

Thoái hóa khớp là bệnh lý thường gặp ở tuổi già do quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra theo tuổi tác. Để phòng tránh tình trạng này bạn cần phải xây dựng cho bản thân lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học, điều này giúp kéo dài thời gian thoái hóa khớp và làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý

Thừa cân làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Lượng cân dư thừa sẽ tạo áp lực lên các khớp của bạn, đặc biệt là các khớp ở hông và đầu gối. Khi bạn tăng thêm 1 kg thì áp lực đè xuống khớp gối và hông sẽ tăng lên tới 8 kg. Theo thời gian, áp lực này sẽ phá hủy các sụn trong khớp và gây ra bệnh thoái hóa khớp.

Nên có các biện pháp giảm cân khoa học khi đang ở trong tình trạng tăng cân béo phì. Điều này giúp hạn chế trọng lượng của cơ thể gia tăng áp lực lên hệ thống dây chằng và xương khớp, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Vận động đúng tư thế

Làm việc và vận động đúng tư thế, tránh thực hiện các động tác quá mạnh một cách đột ngột sẽ dễ gây tổn thương đến các khớp và gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong lao động nên mặc đồ bảo hộ và mang giày vừa vặn khi chơi thể thao để hạn chế nguy cơ chấn thương khớp.

Tăng cường thể dục thể thao

Tăng cường luyện tập thể dục thể thao nhằm tăng cường sự dẻo dai và độ chắc khỏe của xương khớp, ngăn ngừa tình trạng khớp bị co cứng ảnh hưởng đến vận động. Tốt nhất bạn nên dành thời gian khoảng 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập như yoga, đi bộ, bơi lội,…

Phòng ngừa chấn thương

Chấn thương khớp làm tăng nguy cơ bị viêm khớp, vì vậy cần cẩn trọng trong mọi hoạt , động, đặc biệt là trong quá trình tập luyện. Khi tập thể dục, hãy bắt đầu từ từ, tập từ động tác đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng. Mỗi lần tập, bạn hãy dành 5 đến 10 phút để khởi động bằng các động tác nhẹ nhàng và vươn vai giúp khởi động các khớp trong cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa chấn thương cho cơ, khớp, dây chằng và gân. Nên thay đổi về các bài tập và hoạt động mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa áp lực cho một vài khớp xương. Nên mang giày vừa vặn để giảm khả năng  té ngã và giữ ổn định. Lưu ý, khi bị chấn thương khớp nên điều trị y tế kịp thời và thực hiện các bước để tránh tổn thương, như điều chỉnh các chuyển động có tác động mạnh hoặc sử dụng nẹp để ổn định khớp.

Kiểm soát lượng đường máu trong cơ thể

Lượng đường máu trong cơ thể sẽ gây tác động đến chức năng và cấu trúc của sụn, vì vậy bạn cần phải kiểm soát lượng đường bên trong máu ở mức hợp lý, không nên để nồng độ đường vượt mức quá cao.

Chế độ ăn uống lành mạnh

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho xương và sụn khớp nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, ngăn ngừa quá trình thoái hóa xảy ra. Một bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm giàu glucosamine, chondroitin, omega-3, vitamin,…

– Tránh xa đồ ăn chiên xào chứa nhiều chất béo bão hòa, thực phẩm giàu axit oxalic, tinh bột, đồ uống có cồn và chất kích thích,…

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp tầm soát và phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị sớm nhất là khi bạn bước sang tuổi 40. Khi phát hiện bản thân có triệu chứng bệnh thì nên thăm khám ngay để được tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và có phác đồ điều trị tích cực nhằm điều trị thoái hóa khớp hiệu quả.

 

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline